Sự hiện diện của quân đội Pháp trên thế giới
Mỹ khoe 4.000 tên lửa bắn không trúng SR-71 / Phát hiện sửng sốt bên trong chiếc hộp gỗ dạt vào bờ sông ở Ấn Độ
Theo bài báo trên, có tổng cộng hơn 30.000 binh sĩ, là một phần của các lực lượng vũ trang Pháp, đang hoạt động 7 ngày/tuần, cả ngày lẫn đêm để bảo vệ người dân, lãnh thổ, lợi ích quốc gia và đóng góp vào an ninh quốc tế. Trên lãnh thổ Pháp, 13.000 binh lính tham gia chiến dịch chống khủng bố “Sentinelle” có nhiệm vụ tuần tra các con đường, bảo vệ sân bay, nhà ga và địa điểm tín ngưỡng kể từ vụ thảm sát tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi năm 2015. Cùng với máy bay và tàu chiến, số binh sĩ này luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Quân đội Pháp triển khai ở khu vực Sahel.Ảnh:ouest-france.fr. |
Hơn 17.000 binh sĩ còn lại được triển khai trên khắp hành tinh. Đầu tiên là ở ngoài khơi. Với diện tích lãnh hải rộng hơn 10 triệu km2, Pháp là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lớn thứ hai trên thế giới và là quốc gia châu Âu duy nhất có mạng lưới các điểm hỗ trợ toàn cầu. 7.000 binh sĩ có nhiệm vụ cốt lõi là bảo vệ lãnh thổ quốc gia, lãnh hải và EEZ. Đặc biệt, tại khu vực Caribe, binh lính Pháp làm các nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Trung tâm vũ trụ Kourou ở Guyana, theo dõi các vụ buôn bán trái phép xuyên quốc gia và sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra thiên tai ở khu vực này. Tại Ấn Độ Dương, từ đảo Mayotte đến đảo Reunion, quân đội Pháp tiến hành các chiến dịch chống cướp biển, bảo đảm an toàn tàu thuyền qua lại ở tuyến đường này. Ở Thái Bình Dương, Pháp giữ vai trò chính trị-quân sự trong khu vực thông qua sự hiện diện của mình ở New Caledonia và Polynesia.
Trong khi đó, 3.750 binh lính Pháp được triển khai ở Senegal, Bờ Biển Ngà, Gabon, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Djibouti theo thỏa thuận quốc phòng với nước sở tại. Nhiệm vụ của họ là đóng góp vào sự ổn định trong khu vực đang triển khai, hỗ trợ đào tạo cho quân đội địa phương. Trong trường hợp cấp thiết, lực lượng này sẽ hỗ trợ cho binh lính Pháp ở Trung Đông và khu vực Sahel chống lại các tổ chức khủng bố như: Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), al-Qaeda và các phân nhánh của chúng.
Theo Le Figaro, ở vùng Sahel, có 5.100 binh sĩ Pháp tham gia chiến dịch Barkhane cùng với lực lượng đến từ các quốc gia G5 Sahel (gồm Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger và Chad) để chống lại các nhóm khủng bố có vũ trang. Với 500 xe bọc thép, hạng nhẹ và hạng nặng, một số máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay không người lái, đây là đợt triển khai lớn nhất của quân đội Pháp. Trong số 5.100 binh sĩ này, 1.800 được triển khai tại khu vực ngã ba biên giới giữa Mali, Niger và Burkina Faso. Tuy nhiên, Paris đã đình chỉ các hoạt động quân sự chung với Mali sau cuộc đảo chính lần thứ hai ở quốc gia châu Phi này vào ngày 25-5 vừa qua. Ngày 10-6, Tổng thống Macron cuối cùng đã tuyên bố “quân đội Pháp chấm dứt tham gia chiến dịch Barkhane”.
Tại Trung Đông, 600 binh sĩ Pháp đang tham gia Chiến dịch "Chammal" với nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng liên minh quốc tế chống IS và đào tạo các quan chức quân đội Iraq.
Trong khuôn khổ hoạt động đa quốc gia, hiện có 740 binh lính Pháp tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc (LHQ) ở Tây Sahara, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và ở Lebanon. 400 binh sĩ Pháp hiện diện trong NATO kể từ năm 2017, trong số đó có 300 người được tăng cường ở lãnh thổ các nước Baltic và Ba Lan. Cuối cùng, 150 binh sĩ Pháp tham gia vào lực lượng của Liên minh châu Âu tham gia giám sát thực thi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ áp đặt đối với Libya và ở Bosnia-Herzegovina trong khuôn khổ chiến dịch Althea của Liên minh châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025