Quốc tế

Sự nguy hiểm của Kh-102 khi tích hợp đầu đạn hạt nhân

Tạp chí Air Recognition vừa có bài viết nói về sự nguy hiểm của phiên bản Tu-95MSM khi mang theo tên lửa hành trình Kh-102 được tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Mỹ dồn lực phát triển vũ khí phản lực dòng thẳng / “Bộ tứ” siêu vũ khí tạo nên sức mạnh đáng gờm của Hải quân Mỹ

Theo nội dung bài viết, Bộ Quốc phòng Nga (MOD) vừa chính thức ký hợp đồng với nhà thầu Tupolev PJSC nâng cấp toàn bộ những chiếc Tu-95MS hiện có lên chuẩn Tu-95MSM với những trang bị và vũ khí mới.

Su nguy hiem cua Kh-102 khi tich hop dau dan hat nhan
Máy bay Tu-95MS mang theo 8 tên lửa hành trình.

Bản hợp đồng được ký bởi Thứ trưởng Quốc phòng Alexei Krivoruchko và Giám đốc điều hành Tupolev PJSC, Vadim Korolev. Theo nội dung nâng cấp, khi hoàn thành gói nâng cấp lên chuẩn MSM, động cơ phản lực cánh quạt NK-12MPM được lắp đặt các cánh quạt AV-60T mới.

Ngoài ra, hệ thống tác chiến điện tử, buồng lái kỹ thuật số, hệ thống máy tính tiên tiến hơn và hệ điều khiển điện tử... đều được nâng cấp hoặc thay mới. Cùng với đó là phần khung thân cũng được gia cố chắc chắn hơn.

Phần nâng cấp của Nga dành cho chuẩn Tu-95MSM khiến phương Tây đặc biệt quan tâm chính là khả năng mang theo 2 loại tên lửa hành trình tầm xa là Kh-101 và Kh-102. Theo Air Recognition, chỉ với 2 loại vũ khí tầm xa này, Nga có thể tung ra đòn tấn công không tưởng vào kẻ thù.

Mẫu Kh-101 cơ bản có tầm bắn khoảng 4.500km, trong khi một số chuyên gia quân sự ước tính nó có thể bay tới 10.000 km trong điều kiện thích hợp.

Tên lửa được nạp sẵn bản đồ điện tử để bay bám địa hình, cũng như hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và định vị toàn cầu GLONASS để hiệu chỉnh đường bay.

 

Điều này cho phép Kh-101 đánh trúng mục tiêu cố định với độ chính xác 6-10 m. Nếu được lắp đầu dò quang-điện tử và ảnh nhiệt, nó có thể tấn công cả những mục tiêu cơ động như xe ôtô.

Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đã cung cấp khả năng tái lập trình mục tiêu cho Kh-101 trong khi bay, giúp phi công cập nhật mục tiêu mới ngay cả khi tên lửa đã phóng đi.

Có tầm bay được đánh giá tương tự như Kh-101 nhưng chính Kh-102 mới là mối nguy hiểm lớn. Bởi trong khi Kh-101 chỉ trang bị đầu đạn thông thường thì giới quân sự phương Tây khẳng định, Nga đã tích hợp lên Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Phiên bản nâng cấp Tu-95MSM có thể mang theo 8 quả trong khoang và gắn thêm 8 giá treo gắn ngoài, cho phép chúng sử dụng tới 16 tên lửa Kh-101 hoặc Kh-102.

Giới quân sự phương Tây cho rằng, hai loại tên lửa hành trình tầm xa này là bước phát triển quan trọng của Nga, giúp họ sở hữu vũ khí tiến công tầm xa đầy uy lực và tăng sự linh hoạt trước thay đổi trên chiến trường.

 

Phiên bản Tu-95MSM có tầm bay khoảng 11.000km cộng với tầm bắn trên 5.000km của Kh-101 hoặc Kh-102, Không quân Nga sở hữu đòn đánh không hề thua kém những tên lửa ICBM, trong khi lại có khả năng triển khai tấn công linh hoạt hơn hẳn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm