Quốc tế

Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí

Các hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới của Nga cho phép đối phó hiệu quả với bất cứ mục tiêu tấn công đường không nào.

Thử nghiệm vũ khí siêu thanh thất bại: Mỹ có từ bỏ? / Báo Mỹ chỉ 5 vũ khí giúp Nga thống trị Bắc Cực

Nga đã tạo ra các hệ thống phòng không mới để xuất khẩu

ÔngPavel Sozinov - Phó Tổng Giám đốc Almaz-Antey Concern, trong cuộc trả lời phỏng vấn RIA Novosti đã nói về các hệ thống phòng thủ tên lửa mới do doanh nghiệp này chế tạo.

Almaz-Antey đã phát triển S-350E Vityaz - phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung (SAM) mới nhất. Nó có khả năng nhanh chóng phát hiện và bám bắt mục tiêu trong một khu vực hình tròn. Trên thế giới, chỉ có các hệ thống phòng không tầm ngắn tương tự, còn trong số những tổ hợp tầm trung, S-350E không có đối thủ tương đương.

Sự khác biệt chính giữa S-350E Vityaz với Buk-M3 Viking nằm ở chỗ nó là một tổ hợp cảnh báo chiến đấu liên tục, được thiết kế để bảo vệ các đối tượng đứng yên. Trong khi đó Buk-M3 được tạo ra cho các đơn vị cơ động của lực lượng mặt đất. Tuy nhiên không có sự khác biệt cơ bản về mục tiêu đối với hai hệ thống này; chúng có thể bắn hạ bất kỳ vật thể khí động học nào, thậm chí cả một số tên lửa đạn đạo.

Trong tương lai gần, Almaz-Antey dự kiến ​​sẽ ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu cho cả S-350E Vityaz lẫn Buk-M3 Viking.

Một phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm xa S-300V4 đã xuất hiện với tên gọi đặc biệt Antey-4000, không giống như người tiền nhiệm Antey-2500, nó được trang bị tên lửa đánh chặn 9M83ME có thể tấn công mục tiêu từ cự ly 150 km, và 9M82MDE - lên đến 380 km.

Hệ thống có khả năng bắn trúng tên lửa đạn đạo bay ở tốc độ 4800 m/s ở tầm xa 45 km. Antey-4000 thực hiện nhiệm vụ tương tự S-400 Triumf, nhưng phương tiện này dùng hệ thống truyền động bánh xích, dành riêng cho các lực lượng mặt đất.

Không mục tiêu nào có thể qua mặt những hệ thống phòng không của Nga, không quan trọng chúng là tiêm kích cổ điển như F-15 và F-16, hay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sử dụng công nghệ tàng hình như F-22 và F-35.

Việc xây dựng nhiều căn cứ cho các hệ thống phòng không giúp Nga giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến việc đối đầu phương tiện tác chiến áp dụng công nghệ tàng hình.

Đối với các hệ thống phòng không Nga, tên lửa siêu thanh của kẻ thù tiềm tàng cũng khó qua mặt. Mặc dù vũ khí trên có thể bay với tốc độ tối đa ở độ cao lớn, nhưng khi đến gần mục tiêu thông số trên sẽ giảm dần, cho phép tên lửa chống tên lửa hoạt động hiệu quả.

Ten lua phong khong Nga lam dao lon thi truong vu khi
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 của Nga

Bayraktar TB2 sẽ không thành vấn đề

Máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến lần thứ hai ở Nagorno-Karabakh đã được Ukraine mua và tuyên bố gần đây "như một phương tiện chống lại Nga", nhưng Moskva luôn có biện pháp đối phó.

Bayraktar TB2 là một mục tiêu điển hình. Như ông Sozinov đã lưu ý, đây là chiếc UAV nặng 650 kg, dễ bị tổn thương do tốc độ thấp, nhưng nó được trang bị vũ khí, vì vậy để tiêu diệt cần huy động các hệ thống phòng không có tầm bắn vượt xa hệ thống tác chiến cũng như vũ khí mà nó mang theo.

Trong công cuộc chống lại Bayraktar TB2, việc phát hiện sớm mục tiêu là rất quan trọng, điều này làm tăng mức độ sẵn sàng của việc đào tạo các kíp chiến đấu vận hành hệ thống tên lửa phòng không.

“Bất kỳ hệ thống phòng không nào của Nga đều hiệu quả trên quan điểm đối đầu với mọi mục tiêu trên không, kể cả đó là máy bay không người lái hay oanh tạc cơ tàng hình, bất kể quốc gia sản xuất chúng”, chuyên gia Korotchenko nói.

 

"Bayraktar TB2 thuộc loại máy bay không người lái chiến thuật, có 4 tên lửa trên các giá treo và có thể ở trên không trong tối đa 12 giờ. Phương tiện nói trên đã được sản xuất từ ​​năm 2014 và chứng minh hiệu quả cao ở Nagorno-Karabakh.

“Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đã có màn thể hiện rất tốt trong khuôn khổ cuộc xung đột Karabakh lần thứ hai, nhưng đây không phải do sự thiếu sót của lực lượng phòng không Nga, mà bởi năng lực chuyên môn yếu của các kíp trắc thủ tên lửa phòng không Armenia và chỉ huy của họ khi không thể tổ chức việc sử dụng vũ khí Nga một cách hợp lý”, chuyên gia Korotchenko tóm tắt.

Vấn đề huấn luyện binh sĩ và kết quả thực chiến của Quân đội Armenia theo đánh giá không liên quan đến trang thiết bị quân sự của Nga.

Vị chuyên gia nói thêm: “Bất kỳ hệ thống phòng không nào của Nga đều cho phép bạn chiến đấu với mọi mục tiêu trên không, vì vậy tính toán được chuẩn bị trước có thể giúp đối tác sử dụng hiệu quả vũ khí Nga, bao gồm cả việc chống lại máy bay không người lái Bayraktar TB2”, ông Korotchenko kết luận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm