Sự thật về bức ảnh Su-57 bay kèm Su-47 và MiG-144
Một bức ảnh gây chấn động vừa xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, đó là tiêm kích tàng hình Su-57 dẫn đầu đội hình biểu diễn cùng với 2 chiếc chiến đấu cơ thử nghiệm gồm "Đại bàng vàng" Su-47 Berkut và MiG-144.
Tiêm kích bí ẩn MiG-144 tiếp tục "tái xuất" tại triển lãm hàng không MAKS 2019 / Thất bại đau đớn của tình báo Israel khi đánh cắp tiêm kích MiG-29
Chiếc Su-47 được đặt tại khu trưng bày tĩnh của triển lãm MAKS 2019 cùng với các loại chiến đấu cơ vang bóng một thời khác của Liên Xô đã gây phấn khích cho người xem.
Giới truyền thông quốc tế lúc này có lẽ đang liên tưởng tới lời nói của cựu tư lệnh không quân Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev hồi năm 2017 rằng Sukhoi sẽ không bỏ qua thành tựu hiếm có thu được từ dự án Su-47.
Khi đó đã có nhiều ý kiến dự đoán rằng Nga có thể sớm tiếp tục công việc hoàn thiện chiếc tiêm kích tàng hình cánh ngược của mình, việc mang nó tới triển lãm MAKS 2019 liệu có phải chỉ dấu cho nhận định trên?
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự quốc tế đã đánh giá rằng việc khôi phục Su-47 không mang tính thực tế, việc người Nga mang nó tới triển lãm MAKS 2019 chỉ nhằm mục đích trưng bày mà thôi.
Nhưng không chỉ riêng "Đại bàng vàng" cánh ngược Su-47, tại khu trưng bày tĩnh của triển lãm MAKS 2019 còn có sự xuất hiện của một chiếc tiêm kích thử nghiệm đình đám khác của Nga chính là MiG-144.
Nguồn gốc của chương trình MiG-144 được bắt đầu ngay từ năm 1979, hãng chế tạo máy bay Mikoyan đã trình làng mẫu tiêm kích tàng hình này để đối trọng với F-22 Raptor của Mỹ.
MiG 144 được cho là có áp dụng công nghệ giảm tín hiệu vô tuyến, giúp máy bay tàng hình trước radar đối phương. Năm 2000, MiG 144 bay thử 2 lần và sau đó dự án này bị xếp xó với những lý do không thực sự rõ ràng.
Theo một số nguồn tin quân sự Nga, lý do chính khiến chương trình MiG-144 bị đóng băng là bởi Moskva đã có sự lựa chọn của mình với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 chính là chiếc Sukhoi T-50.
Tuy nhiên, thiết kế của MiG-144 được cho là vẫn còn giá trị rất lớn, khi tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Trung Quốc bị nhận xét là mẫu sao chép dựa trên ý tưởng của Liên Xô.
Ngôi sao tại khu trưng bày tĩnh của triển lãm MAKS 2019 không phải ai khác mà chính là tiêm kích tàng hình Su-57E, khác với Su-47 và MiG-144 đó là Su-57 đã thực hiện màn trình diễn khả năng cơ động trước khách tham quan.
Nhưng bức ảnh gây chấn động chỉ vừa được công bố, đó là tiêm kích tàng hình Su-57 dẫn đầu đội hình biểu diễn cùng hai chiếc chiến đấu cơ thử nghiệm Su-47 và MiG-144.
Mặc dù vậy bức ảnh này gần như ngay lập tức đã được kết luận chỉ là một sản phẩm đồ họa đã qua chỉnh sửa bằng phần mềm photoshop mà thôi, mục đích của tác giả chỉ nhằm gửi gắm mong ước của mình vào trong đó.
Còn tại triển lãm MAKS 2019, theo ghi nhận thì tiêm kích thử nghiệm Su-47 Berkut cũng như MiG-144 hoàn toàn nằm tại khu trưng bày tĩnh, chúng không hề cất cánh để biểu diễn một lần nào cùng với Su-57.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Tại Triển lãm hàng không quốc tế Moskva - MAKS 2019, Nga đã cho nguyên mẫu thử nghiệm của tiêm kích tàng hình cánh ngược Su-47 Berkut tái xuất sau 12 năm vắng bóng.