Sức mạnh "lá chắn hạt nhân": Trung Quốc đang dần vượt mặt Nga, Mỹ?
Hệ thống radar cảnh báo sớm là thành tố quan trọng nhất của tấm khiên chắn hạt nhân của Mỹ, Nga và Trung Quốc; hiện nay radar của Nga có tầm phát hiện mục tiêu là 6.200 km, Mỹ là 5.800 km và Trung Quốc tự nhận là 8.000 km.
Trung Quốc bắt đầu chuyển giao hệ thống phòng không tối tân cho Syria? / Đến Bắc Kinh, ông Trump có thể ép Trung Quốc ngay trên sân nhà
Các hệ thống radar cảnh báo sớm nhằm phát hiện sớm vị trí phóng tên lửa đạn đạo, tính toán chính xác quỹ đạo bay và tạo cơ hội để tấn công đáp trả tức thì bằng vũ khí hạt nhân về phía đối phương. Những hệ thống này được bắt đầu xây dựng từ những năm 1950 ở Mỹ và Nga, còn Trung Quốc thì mới bắt đầu trong vài thập niên trở lại đây.
Hiện nay các loại tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) đều có tầm bắn xa, khả năng che chắn tín hiệu tốt, khiến nó trở nên khó bị phát hiện trước các vệ tinh và hệ thống radar của các quốc gia khác.
Để đối phó với những vũ khí đặc biệt này, các hệ thống radar cảnh báo sớm là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ và luôn được đầu tư nâng cấp.
Cự ly phát hiện ra radar càng rộng, mối nguy hiểm sẽ được phát hiện càng sớm; hiện nay, phạm vi cảnh báo radar của hầu hết các quốc gia đạt tới hơn một nghìn km; nhưng với 3 cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc, những hệ thống này có thể phát hiện được mục tiêu từ vài nghìn km.
Mỹ là quốc gia đi đầu về chế tạo các hệ thống radar cảnh báo sớm, tiêu biểu nhất là hệ thống radar SBX-1 (tên đầy đủ là Radar X-Band trên biển, SBX) còn được gọi là radar băng tần X trên biển.
Hệ thống radar SBX-1 có thể phát hiện cả vật thể bay tàng hình, được bố trí ở giữa eo biển Bering trên Bắc Thái Bình Dương; nó là một nhãn cầu khổng lồ, di chuyển được trên biển, với khoảng cách cảnh báo sớm là 5.800 km.
SBX-1 có thể phát hiện các mục tiêu bên ngoài bầu khí quyển, cũng như các cuộc tiến công bằng tên lửa từ phía bên bờ tây Thái Bình Dương vào lãnh thổ Mỹ. Hệ thống SBX-1 được sản xuất bởi Công ty Boeing và Công ty Raytheon, với giá 815 triệu USD.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga mà nòng cốt là các trạm radar thế hệ mới Voronezh-DM, không chỉ bao quát bảo vệ không phận Nga mà còn kiểm soát ½ khoảng không vũ trụ thế giới.
Hệ thống radar Voronezh-DM là loại radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, tính năng đã vượt qua SBX-1 của Mỹ, khi có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khác nhau.
Việc Nga chế tạo Voronezh-DM, đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ sản xuất, cả về công suất và phạm vi phát hiện; những linh kiện của radar này đều do Nga thiết kế và chế tạo, hoàn toàn không sử dụng thiết bị từ các quốc gia khác, nên bảo đảm được tính bí mật của hệ thống.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng tính năng vượt trội, nên Voronezh-DM có khả năng phát hiện và theo dõi, cung cấp dữ liệu về các vụ phóng tên lửa ở Tây Âu. Không chỉ có thể cảnh báo sự xâm nhập của tên lửa, nó còn có thể thu thập thông tin vệ tinh từ ngoài vũ trụ và kết hợp thông tin do vệ tinh cung cấp để thực hiện công việc phòng thủ tốt hơn.
Trung Quốc là quốc gia đi sau Mỹ và Nga về phát triển các hệ thống cảnh báo sớm; trong những năm vừa qua, với việc tăng nhanh ngân sách quốc phòng, từ năm 2003, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu về radar lượng tử.
Với sự đột phá liên tục của công nghệ, vệ tinh lượng tử “Mozi”, nằm trong hệ thống cảnh báo sớm của Trung Quốc cũng đã được phóng vào năm 2016; theo giới quân sự Trung Quốc, “Mozi” có thể phát hiện hoàn toàn máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ (?), và họ cho rằng, với sự phát triển liên tục của công nghệ lượng tử, radar lượng tử cũng sẽ được trang bị trong hệ thống cảnh báo sớm của Trung Quốc; khi đó, phạm vi phát hiện radar của Trung Quốc sẽ đạt 8.000 km (?).
Giới quân sự Trung Quốc cũng cho rằng, việc bố trí các vệ tinh lượng tử ở trên vũ trụ, khả năng cảnh báo sớm của Trung Quốc sẽ vượt xa Mỹ và Nga. Vào thời điểm đó, ngay cả máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ cũng không thể vượt qua bức tường radar của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga, ông Konstantin Sivkov lại đưa ra thông tin, Trung Quốc hiện vẫn đang hoàn toàn phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực giám sát các đòn tấn công tên lửa và trên thực tế, vào đầu tháng 12, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ giúp Trung Quốc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm tên lửa - công nghệ mà chỉ có Nga và Mỹ sở hữu tại thời điểm này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo