Quốc tế

Chiến hạm Aegis mới đánh chặn được tên lửa siêu thanh Nga?

Mỹ tin rằng khu trục hạm lớp Arleigh Burke Flight 3 có thể đánh chặn được cả tên lửa siêu thanh Zircon của Hải quân Nga.

Phi công Mỹ bay trên MiG-29 hộ tống Su-22, "không chiến" với 4 F-16 NATO: Ký ức không quên / Thổ Nhĩ Kỳ điều động lực lượng đặc nhiệm tới miền Nam Idlib

Theo USNI News, biên đội khu trục hạm đầu tiên thuộc lớp Arleigh Burke đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 và qua nhiều năm hoạt động, các con tàu đã được hiện đại hóa nhiều lần.

Để thích nghi với chiến tranh hiện đại, Hải quân Mỹ vừa đặt ky chiếc khu trục hạm thế hệ thứ tư đầu tiên (Flight 3) là DDG-125 USS Jack H. Lucas, chiếc tàu dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024. Chiến hạm mới sẽ nhận được nhiều hơn bệ phóng thẳng đứng giành cho tên lửa Tomahawk, tên lửa chống ngầm và nhiều vũ khí tối rân khác.

Chien ham Aegis moi danh chan duoc ten lua sieu thanh Nga?
Chiến hạm Aegis Mỹ.

Một cải tiến quan trọng khác là thiết bị radar thuộc hệ thống Aegis. Các khu trục hạm sẽ được lắp đặt radar AN/SPY-6 mới do nhà thiết kế nổi tiếng của Mỹ là Raytheon phát triển. Sau khi lắp đặt trên những chiếc thuộc Flight 3, những tàu thế hệ trước cũng sẽ được nâng cấp trang bị trạm radar này.

Radar thế hệ trước là Raytheon AN/SPY-1 được phân loại là trạm ba tọa độ đa chức năng với ăng ten mảng pha, có thể đồng thời theo dõi 250 mục tiêu và điều khiển trực tiếp 20 tên lửa. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của radar đã phát hiện một nhược điểm đáng kể, SPY-1 nhìn rõ ở khoảng cách rất xa, nhưng gần như bị mù trước mục tiêu bay thấp.

Các nhà phát triển hứa sẽ thay thế bằng trạm radar mới AN/SPY-6, có tính năng mạnh hơn ba mươi lần so với phiên bản trước, cung cấp phạm vi phát hiện mục tiêu và độ chính xác cao hơn nhiều, khả năng chống nhiễu ở mọi dải tần, độ tin cậy cao và tầm quan sát rộng hơn.

Theo Raytheon, AN/SPY-6 (V) có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách xa gấp đôi so với mẫu AN/SPY-1D, khắc phục được cả khiếm khuyết về phát hiện mục tiêu bay thấp. Kết quả thử nghiệm lần đầu tiên vào hồi tháng 7/2017 ở ngoài khơi Hawaii đã được công bố, hệ thống radar AN/SPY-6 (V) đã phát hiện, bám bắt một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) trong suốt quá trình bay, giúp phòng thủ Mỹ diệt gọn mục tiêu.

Việc phát triển và bước đầu thử nghiệm thành công AN/SPY-6 (V) cho thấy, hệ thống radar tối tân này có thể giúp chiến hạm Aegis của Mỹ đủ năng lực đối phó với những tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 1.000-3.000 km như DF-21 của Trung Quốc hay Kalibr, 3M22 Zircon của Nga.

 

Nhưng theo giới chuyên gia, loại radar mới của Mỹ có thể thay đổi tình hình hiện nay hay không vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Công việc phát triển một tổ hợp radar phức tạp không phải chỉ một số cuộc thử nghiệm, mà phải mất ít nhất vài năm qua hàng chục cuộc thử nghiệm mới có thể hoàn thiện và trường hợp SPY-6 cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngay cả khi hệ thống có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình cận âm Kalibr, thì tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ gấp hơn 10 lần so với Kalibr vẫn là mục tiêu quá khó đối phó với ngay cả chiến hạm thuộc Arleigh Burke Flight 3 của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm