Quốc tế

Tác chiến điện tử vũ trụ, xu hướng trong tương lai

Không chỉ sử dụng tác chiến điện tử (EW) trên mặt đất, giờ đây các cường quốc đang tập trung phát triển và ứng dụng EW trên vũ trụ.

Vũ khí bất thường của "Gấu" Nga Tu-95MS khiến nhà phân tích Mỹ kinh ngạc / Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ

Theo Popular Mechanics, xu hướng thông minh hóa công nghệ và quân sự hóa không gian đang ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của chiến tranh điện tử.

Ngay từ năm 2018, Chính phủ Mỹ đã quyết định tách Bộ Tư lệnh Không gian khỏi Không quân Mỹ và trở thành Bộ chỉ huy cấp một. Đây là một động thái quan trọng của Mỹ nhằm thúc đẩy quá trình quân sự hóa không gian.

Tac chien dien tu vu tru, xu huong trong tuong lai
Máy bay tác chiến điện tử Porubshchik.

Sau đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã thành lập lực lượng vũ trụ đầu tiên "Đội tác chiến không gian". Vương quốc Anh cũng đã kích hoạt Bộ Tư lệnh Không gian, đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng quân sự trong không gian.

Báo Mỹ cho rằng, để đối phó với nguy cơ này, Nga đã phát triển máy bay tác chiến điện tử Porubshchik-2 rất có thể có tính đến mối đe dọa từ sự tích hợp không gian và vũ trụ, đồng thời gia tăng khả năng gây nhiễu điện tử đối với các vệ tinh dẫn đường và liên lạc trên mặt đất.

Được biết, năm 2009, Viện thiết kế thử nghiệm mang tên V.M. Myasishchev của Nga bắt đầu cải tiến ba chiếc máy bay Il-22, biến chúng thành máy bay được trang bị hệ thống tác chiến điện tử. Sau đó 2 năm, máy bay Il-22 được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới đã được bay thử nghiệm.

Năm năm sau đó, máy bay tác chiến điện tử Il-22PP Porubshchik mới được đưa vào biên chế trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Máy bay có phạm vi gây nhiễu rộng.

Tất cả những máy bay cảnh báo sớm, máy bay chỉ huy trên không, máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không mặt đất (radar), trung tâm liên lạc và thậm chí cả hệ thống vũ khí của đối phương, miễn là chúng sử dụng các module chức năng vô tuyến, đều nằm trong phạm vi gây nhiễu của Porubshchik.

 

Điều đặc biệt là máy bay EW này sẽ không vô tình làm thương tổn hệ thống thông tin điện tử của chính mình. Trước khi thực hiện gây nhiễu, máy bay có thể xác định tần số điện từ nào là của đối phương và tần số nào là của mình thông qua quét điện tử có độ chính xác cao và gây nhiễu có chọn lọc tần số hoạt động.

Báo Mỹ cho rằng, Porubshchik có thể là một trong những máy bay EW mạnh nhất trên thế giới, nó có thể chế áp nhất định các radar tìm kiếm đường không, radar dẫn đường tên lửa đất đối không của đối phương và các tên lửa hành trình trong giai đoạn giữa hay các kênh sửa đổi, liên kết dữ liệu chiến thuật thường được sử dụng bởi quân đội Mỹ và các đồng minh NATO.

Lực lượng Không quân Nga tuyên bố rằng khả năng sống sót trên chiến trường của các máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng Không quân Nga đã tăng gấp đôi do việc sử dụng máy bay tác chiến điện tử Porubshchik.

Không chỉ có Porubshchik, hiện nay Nga còn có hệ thống tác chiến điện tử tầm siêu xa Tirada-2C có thể áp chế tín hiệu từ vệ tin đối phương nếu muốn.

Dự án Tirada-2C của Bộ Quốc phòng Nga được thực hiện với sự hợp tác phát triển của Tập đoàn KRET. Về thực cơ bản, đây là chương trình phát triển hệ thống tác chiến điện tử với công suất mạnh nhất từ trước đến nay được biết đến tại Nga.

Với Dự án Tirada-2C, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng và đủ sức gây nhiễu vệ tinh khi cần.

 

Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.

Vì thế, gây nhiễu vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như các hệ thống phòng thủ khác nhưng với quy mô và hiệu quả lớn hơn nhiều.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm