Quốc tế

Tại sao năng lực tác chiến tầm xa của Mỹ đột ngột bị suy yếu?

Hoạt động tầm xa của Không quân Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể sau khi phi đội máy bay tiếp dầu KC-46A gặp nhiều lỗi khi đi vào hoạt động, trong khi đó các loại máy bay tiếp dầu khác đều sắp hết niên hạn sử dụng.

Vì sao ‘chim ăn thịt’ F-22 phải xuất kích bảo vệ tàu ngầm Mỹ ngay ở cửa ngõ Hawaii? / Oanh tạc cơ tàng hình B-2 Mỹ được thiết kế dựa trên vũ khí thời Đức quốc xã?

Trung tâm Quản lý Vòng đời (LCMF) thuộc không quân Mỹ hôm 16/6/2021 phát thông báo tìm nhà cung cấp cho chương trình máy bay tiếp dầu mới, yêu cầu các mẫu phi cơ tham gia đấu thầu phải dựa trên thiết kế máy bay dân dụng.

"Các yêu cầu cho dự án này vẫn đang trong quá trình xây dựng và sẽ được đưa vào thông báo mời thầu hoàn chỉnh của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chúng tôi không có kế hoạch trang bị năng lực tàng hình hoặc không người lái cho nó", thông cáo của LCMF có đoạn viết.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn Boeing vừa bàn giao máy bay tiếp dầu KC-46A thứ 46 cho không quân Mỹ. Lực lượng này dự kiến đặt mua tổng cộng 179 chiếc KC-46A theo 13 lô, trong đó lô cuối cùng sẽ được ký vào năm 2027 và nhận bàn giao sau đó hai năm.

KC-46A được kỳ vọng sẽ thay thế một phần phi đội 400 phi cơ KC-135, vốn được đưa vào vận hành năm 1957 và chiếc mới nhất cũng đã hoạt động 56 năm.

Phi đội KC-135 vẫn liên tục được nâng cấp để bảo đảm phục vụ không quân Mỹ, nhưng quá trình bảo dưỡng ngày càng đắt đỏ và tốn kém, về lâu dài đây sẽ là gánh nặng chi phí cho không quân Mỹ.

Phi đội 59 máy bay tiếp dầu KC-10A được không quân Mỹ biên chế vào thập niên 1980 cũng đã bắt đầu cho loại biên những chiếc cao tuổi nhất.

Vì thế gánh nặng đặt lên vai những chiếc KC-46A, nhưng việc chúng hoạt động không ổn định như mong đợi khiến các lãnh đạo không quân Mỹ lo lắng về năng lực tác chiến tầm xa của mình.

Những chiếc máy bay KC-46A đầu tiên của Boeing mới được giao hồi tháng 1-2020, tức là trễ hai năm so với dự kiến ban đầu.

"KC-46A giúp chúng tôi có thể mở rộng tầm hoạt động của mình. Chúng tôi cần nhiều KC-46A hơn bởi máy bay này sẽ giúp các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của chúng tôi để có thể tiếp cận khu vực xa xôi", Không quân Mỹ từng trả lời khi tiếp nhận những chiếc KC-46A đầu tiên.

KC-46A Pegasus là máy bay tiếp nhiên liệu hiện đại nhất thế giới của Mỹ. Tuy nhiên do áp dụng quá nhiều kỹ thuật tiên tiến nên Mỹ sẽ cần một khoảng thời gian dài cân chỉnh để những chiếc máy bay này có khả năng đạt hiệu suất cao nhất.

Lỗi kỹ thuật chủ yếu xoay quanh hệ thống ống bơm điều khiển từ xa, khiến nó không đủ tin cậy để làm nhiệm vụ chủ chốt là tiếp dầu trên không.

Văn phòng Tổng thanh tra Lầu Năm Góc hồi tháng 5 công bố báo cáo chỉ trích không quân Mỹ quản lý yếu kém trong quá trình xây dựng yêu cầu tính năng của dòng KC-46A và phê duyệt thiết kế do Boeing đề xuất.

Chất lượng thi công không đảm bảo chất lượng cũng khiến lực lượng này nhiều lần phải từ chối nhận bàn giao máy bay, trong khi Boeing hồi tháng 1 thừa nhận dự án KC-46A đã bị đội giá hơn 5 tỷ USD.

KC-46A áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật hàng không mới nhất vào chế tạo, ví như hệ thống điều khiển việc tiếp nhiên liệu hiển thị trên các màn hình LCD với độ phân giải cao, có khả năng tiếp nhiên liệu ngay cả trong đêm tối.

KC-46A Pegasus sức chở lên tới 96 tấn nhiên liệu đủ tiếp cho cả phi đội chiến đấu cơ và máy bay ném bom chiến lược trong một lần cất cánh.

Ngoài ra khi cần thiết, KC-46A còn có khả năng tháo khoang chứa nhiên liệu để chuyển thành máy bay vận tải quân sự thông thường.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm