Tại sao tàu chiến tàng hình Mỹ lấy cảm hứng từ F-117 bị thất bại
Mỹ phát triển chiến hạm tàng hình Sea Shadow lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu tàng hình F-117, song dự án đã thất bại và nguyên mẫu bị bán tháo vào năm 2006.
Những luật lệ siêu kỳ quặc chỉ riêng có tại… Mỹ / Quân đội Mỹ thử nghiệm gắn lựu pháo lên xe chiến đấu Humvee
Mỹ luôn là nước đi đầu trong lĩnh vực thiết kế vũ khí tàng hình, tuy vậy không phải dự án vũ khí nào của họ cũng thành công, tàu chiến tàng hình Sea Shadow do Lockheed Martin phát triển là một trong số đó.
Một nhóm kỹ sư thuộc văn phòng Skunk Works của tập đoàn vũ khí Lockheed Martin bắt đầu phát triển tàu chiến tàng hình Sea Shadow từ năm 1978, khi tìm cách áp dụng khả năng tàng hình của tàu ngầm cho tàu mặt nước.
Đến năm 1993, dự án mới được công khai với nguyên mẫu Sea Shadow dài khoảng 50 m và có thủy thủ đoàn 4 người.
Chương trình Sea Shadow lấy cảm hứng từ máy bay tàng hình F-117, đây cũng là chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới.
Sea Shadow có chiều dài 50m, chiều rộng 21m, lượng giãn nước tối đa 563 tấn.
Tàu được trang bị động cơ Diesel-điện giúp có thể chạy với vận tốc 26,3km/h.
Lockheed Martin cho biết thiết kế của Sea Shadow với các bề mặt góc cạnh, đây là thiết kế tàu chiến phi truyền thống ở thời điểm nó ra đời.
Các kỹ sư phát hiện ra rằng bề mặt góc cạnh có thể phân tán sóng sonar, đồng thời làm giảm tiếng động cơ và âm thanh bên trong con tàu.
Đội kỹ sư phát triển tàu chiến Sea Shadow thực hiện các thử nghiệm âm thanh tại một số cơ sở đặc biệt và đưa ra những cải tiến lớn cho chương trình.
Hệ thống điện tử của chiến hạm này cũng rất tối tân vào thời điểm chúng ra đời.
Vũ khí được giấu hoàn toàn bên trong thân tàu để tăng độ tàng hình, khi cần khai hỏa các cửa sẽ mở ra và tên lửa từ trong thân tàu phóng vọt ra.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ khi ấy tỏ ra không mấy mặn mà với các cuộc thử nghiệm kiểu này cho tới khi Ben Rich, người đứng đầu văn phòng Skunk Works của Lockheed Martin, điều chỉnh ý tưởng để áp dụng cho các chiến hạm mặt nước.
Văn phòng Skunk Works sau đó ký hợp đồng với Cơ quan Dự án nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA) để áp dụng các khái niệm và vật liệu tàng hình cho chiến hạm mặt nước, đồng thời kiểm tra ảnh hưởng của nước biển đối với các vật liệu hấp thụ radar.
Sea Shadow được phát triển hoàn toàn tuyệt mật và được lắp ráp trên một sà lan bán chìm ở thành phố Redwood, California.
Sea Shadow sử dụng thiết kế thân tàu đôi thủy phi cơ (SWATH), cần thủy thủ đoàn gồm 4 người để vận hành, bao gồm một chỉ huy, lái tàu, hoa tiêu và kỹ sư.
Những lần thử nghiệm đầu tiên của Sea Shadow năm 1981 không thu được kết quả tốt đẹp. Sea Shadow tạo ra vệt nước quá lớn khi hoạt động, dễ dàng bị phát hiện bằng hệ thống thủy âm hay trinh sát trên không. Các kỹ sư phát hiện ra rằng vệt nước lớn này là do chân vịt tàu đã bị lắp ngược so với thiết kế.
Sau khi giải quyết vấn đề, dự án Sea Shadow được tiếp tục và con tàu hoàn thành năm 1984. Sea Shadow tham gia các cuộc thử nghiệm ban đêm vào những năm 1985-1986, song dự án chưa bao giờ tiến xa hơn giai đoạn thử nghiệm.
Dù vậy, kết quả từ thử nghiệm Sea Shadow được áp dụng để cải tiến các công nghệ hải quân khác như kính tiềm vọng của tàu ngầm.
Kinh nghiệm chế tạo Sea Shadow được áp dụng cho các chiến hạm mới của hải quân Mỹ, đặc biệt là khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt.
Công chúng được chiêm ngưỡng Sea Shadow vào năm 1993 và con tàu dường như truyền cảm hứng cho các nhà làm phim để xây dựng hình ảnh chiến hạm tàng hình Sea Dolphin II trong phim bộ phim "Tomorrow Never Dies" năm 1997.
Hải quân Mỹ rao bán Sea Shadow năm 2006, nhưng dường như không mấy ai quan tâm do hợp đồng yêu cầu bên mua không được vận hành con tàu mà chỉ có thể phá dỡ nó làm sắt vụn.
Chưa rõ lý do Sea Shadow không được đưa vào viện bảo tàng hay các tổ chức khác, song có thể liên quan đến công nghệ trên con tàu. Sea Shadow được bán để dỡ phế liệu năm 2012.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo