Tại sao xuất hiện tên lửa Nga ở Triều Tiên?
Tên lửa siêu thanh Zircon thử nghiệm cấp nhà nước vào năm 2021 / Xe tăng Nga cũng đang bắn đạn pháo Uran nghèo như Mỹ
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, Triều Tiên đã tạo ra bản sao tên lửa chống hạm của Nga và có ý định trang bị loại vũ khí này cho các chiến hạm và căn cứ quân sự của nước này, tờ báo Strategy Page cho biết.
Tên lửa chống hạm Kumsong-3 của Triều Tiên rất giống tên lửa Kh-35 của Nga. |
Các chuyên gia cho biết rằng, vào mùa thu năm nay, Bình Nhưỡng đã tuyên bố hoàn thành việc triển khai tên lửa chống hạm Kumsong-3 tại các căn cứ hải quân và các tàu chiến, được triển khai ở bờ biển phía đông và phía tây.
“Tên lửa này được thiết kế để bảo vệ các tàu mặt nước và tàu ngầm của Triều Tiên khỏi các lực lượng hải quân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Các chuyên gia dự đoán vụ phóng thử nghiệm tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối năm 2020, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện”, tờ báo viết.
Tên lửa chống hạm Kumsong-3 đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014 và vụ phóng thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 2015 từ một tàu tuần tra. Tại cuộc duyệt binh năm 2017, tên lửa chống hạm Kumsong-3 đã xuất hiện cùng với bệ phóng, sau đó lần lượt xuất hiện các tổ hợp phóng này ở bờ biển Triều Tiên.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, dựa vào những bức ảnh đã được công bố, tên lửa này là bản sao của tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga. Tên lửa này xuất hiện trong cuộc duyệt binh không chỉ giống Kh-35 của Nga về hình dáng mà còn giống nhau về các đặc điểm, tính năng và nguyên tắc hoạt động.
Tên lửa chống hạm Kh-35 là đượcnghiên cứu vàphát triển vào đầu những năm 1980 và vào đầu những năm 2000 tên lửa này đã được trang bị cho hải quân Nga. Sau đó, Nga cũng nghiên cứu và phát triển phiên bản tên lửa Kh-35 trên mặt đất, chúng có thể phóng từ các bệ phóng di động hoặc đứng yên. Điều này hoàn toàn giống với Triều Tiên đã làm với Kumsong-3 vào năm 2017.
Tuy nhiên, phía Nga đã tuyên bố rằng, nước này không bán loại tên lửa này cho Triều Tiên.
Do đó, việc Triều Tiên có được loại tên lửa này có thể do các nước thứ ba – những nước nhập khẩu tên lửa Kh-35 của Nga, bao gồm Algeria, Azerbaijan, Miến Điện, Ấn Độ, Iran, Venezuela và Việt Nam.
Các chuyên gia Mỹ nghi ngờ rằng, rất có thể Iran đã cung cấp loại tên lửa này cho Triều Tiên. Tehran có thể đã gửi một hoặc hai bản sao cho Triều Tiên, vì hai nước đã trao đổi công nghệ tên lửa từ rất lâu.
Các chuyên gia cũngcho biếtrằng, bản sao của tên lửa chống hạm Kh-35 hiện nay đã lỗi thời so với các phiên bản Kh-35 của Nga.
Loại tên lửa này của Nga đã được nâng cấp rất nhiều lần, nâng tầm bắn của tên lửa lên 260 km và được nâng cấp cả hệ thống dẫn đường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo