Tăng Armata đứng cuối trong bảng xếp hạng của Mỹ
Azerbaijan đã triển khai 10 nghìn quân nhân và hơn 100 xe tăng ở biên giới với Armenia / Nga đưa UAV bí ẩn tới Hmeimim săn xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ?
Sau khi sắp xếp theo tiêu chí riêng, các chuyên gia của chuyên trang quốc phòng Mỹ đã lần lượt đưa các xe tăng do Đức, Mỹ, Hàn Quốc và Nga sản xuất vào bảng xếp hạng của mình.
Theo đó, tăng Leopard 2A7+ của Đức đứng đầu tiên. Các biến thể của Leopard hiện được đánh giá thuộc hàng tốt nhất. Chiếc đầu tiên ra đời vào những năm 1970, và kể từ khi chính thức được trang bị trong quân đội Đức, đã liên tục được cải tiến cả về sức mạnh tấn công và phòng vệ.
Tăng Armata Nga. |
Hiện nay ngoài Đức, các biến thể của Leopard đang được sử dụng tại một số quốc gia thành viên của NATO như Hà Lan, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada. Cỗ tăng này hiện cũng đang phục vụ trong quân đội Singapore.
Đứng ở vị trí thứ 2 theo bảng xếp hạng của Mỹ là tăng Abrams. Đây là một trong những dòng tăng chủ lực được bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay nhờ việc sử dụng rộng rãi lớp giáp bảo vệ uranium và hệ thống phòng vệ chủ động (APS).
Vị trí tiếp theo thuộc về dòng tăng hạng nặng K2 Black Panther do Hàn Quốc sản xuất. Đây là dòng tăng đắt đổn bậc nhất thế giới hiện nay do được sản xuất với công nghệ cùng những thiết bị tối tân hàng đầu thế giới.
Và đứng cuối bảng xếp hạng của Mỹ là dòng tăng tàng hình T-14 Armata của Nga. Dù bị đứng cuối bảng nhưng cỗ tăng vẫn rất đáng nể với hệ thống động cơ với công suất 1.500 mã lực, hệ thống điện tử tinh vi và là dòng tăng đầu tiên trên thế giới được sản xuất với công nghệ tàng hình.
Ngôi thứ trong bảng xếp hạng của Mỹ đã rất rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, chỉ có thực hiện mới có thể khẳng định vị trí các dòng tăng chính xác nhất. Xét theo tiêu chí này, cả Leopard và Abrams đều rất thê thảm.
Theo số liệu thống kế của trang RIAN, số lượng các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams do Mỹ chuyển giao cho Quân đội Iraq đang giảm nhanh tột độ, sau khi hàng tá xe tăng loại này bị tên lửa của phiến quân nướng chín trong các trận chiến.
Trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1 cho Sư đoàn 9, quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Và dù đứng top đầu thế giới nhưng Leopard đã bị đánh tan tác bởi các tay súng khủng bố ngay lần đầu tiên dòng tăng này tham gia thực chiến. Sau khoảng 4 tháng Leopard của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chống khủng bố tại Syria, các tay súng phiến quân đã phá hủy hơn 10 chiếc Leopard bởi tên lửa chống tăng TOW và 2 chiếc Leopard vừa bị IS bắt sống.
Trong khi đó, T-90A của Nga với trang bị kém hơn hẳn T-14 Armata cũng đã thể hiện thành tích chiến đấu khá ấn tượng của mình. Từ khi tham gia tấn công khủng bố tại Syria, đã có ít nhất 4 lần IS dùng tên lửa TOW tấn công T-90A nhưng chưa một lần chiến tăng này bị phá hủy.
Lần đầu tiên là vào tháng 2/2016, khi đó chiếc T-90A đã trúng tên lửa ngay mặt trước tháp pháo, tuy nhiên lớp giáp phản ứng nổ Kontact-5 giúp nó chỉ thiệt hại nhẹ.
Hình ảnh ghi nhận từ video cho thấy lớp giáp Kontact-5 này đã hoạt động tốt khi chiếc T-90A bị trúng quả tên lửa TOW. Một tiếng nổ lớn bùng lên từ giáp phản ứng nổ, đẩy đầu đạn của TOW ra khỏi xe tăng, giúp cho lớp giáp chính không bị xuyên thủng.
Sau tiếng nổ, tháp pháo xe tăng vẫn còn nguyên vẹn, hộp đạn của súng máy 12,7 ly trên xe không bị bung ra, và không có dấu hiệu nào cho thấy đạn pháo bên trong xe tăng bốc cháy. Có thể nói T-90A đã sống sót một cách ngoạn mục sau cú đòn.
Trang RIAN cho rằng, với những trang bị mới hơn và tối tân hơn, khả năng chiến đấu và tồn tại trên chiến trường của T-14 Armata sẽ cao hơn cả T-90A.
End of content
Không có tin nào tiếp theo