Quốc tế

Tàu ngầm Columbia dùng hệ thống đẩy tương tự Kilo

Với hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet), tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới lớp Columbia của Hải quân Mỹ được kỳ vọng sẽ chạy êm hàng đầu thế giới.

Đòn đánh 12.000km của tàu ngầm Nga tại Biển Bắc / Tàu ngầm tấn công Nhật Bản đã hư hại như thế nào khi đâm vào tàu buôn có kích thước gấp 17 lần

Theo trang National Interest hôm 16/2, Hải quân Mỹ đã chính thức khởi đóng chiếc tàu ngầm Columbia đầu tiên vào cuối năm 2020. Lớp tàu này sẽ sớm được đưa vào trang bị để đối phó với những mối đe dọa từ bên ngoài nhằm vào Mỹ từ hướng biển.

Khi chính thức nhận nhiệm vụ, Columbia sẽ bí mật tuần tra các góc tối dưới đáy biển, âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của đối thủ. Đây là chiến lược răn đe hạt nhân được Lầu Năm Góc đưa ra trong bối cảnh họ tìm cách triển khai hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo công nghệ cao, vũ trang mạnh.

Tau ngam Columbia dung he thong day tuong tu Kilo
Tàu ngầm Columbia.

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng tổng cộng 12 chiếc tàu ngầm loại này để thay thế những chiếc tàu lớp Ohio hiện nay. Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, David Norquist cho biết, Hải quân Mỹ đang được ưu tiên nâng cao cả về chất lượng và số lượng tàu chiến trong bối cảnh quân đội Mỹ đang phải thắt lưng, buộc bụng.

Vị đại diện này tiết lộ, tàu ngầm Columbia sở hữu những thông số cực ấn tượng với tổng chiều dài 171 m, sử dụng một loạt tổ hợp động lực hiện đại, bao gồm lò phản ứng hạt nhân, động cơ điện và hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet).

Hệ thống hỏa lực chính của lớp tàu này sẽ là 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident IID5 – loại tên lửa có thể mang nhiều loại đầu đạn, trong đó có đầu đạn hạt nhân.

Với trang bị này, Hải quân Mỹ tin rằng tàu lớp Columbia sẽ là mẫu tàu ngầm phát ra tiếng ồn thấp nhất, khó phát hiện nhất thế giới và sở hữu sức mạnh hỏa lực cực ấn tượng.

Trong hàng hải, pump-jet được đánh rất cao vì nó đem lại tốc độ cao, tạo ít tiếng ồn – nhờ đó tăng khả năng tàng hình đối với phương tiện tàu bè quân sự trước hệ thống định vị thủy âm (sonar). Sơ đồ bố trí cơ học của hệ thống đẩy pump-jet có thể gồm một chân vịt đặt trong một ống phun hoặc một máy bay ly tâm và một ống phun.

 

Pump-jet hoạt động theo nguyên tắc có thể mô tả như sau: chân vịt đóng vai trò cánh bơm hút nước biển qua lối vào (thường tại đáy tàu) sau đó bánh cánh tăng áp suất lên để tạo lưu động dòng nước, nước được đẩy phụt qua ống phun và ống phun biến đổi áp suất nước thành tia tốc độ cao, chính sự gia tốc của dòng nước tạo thành lực đẩy giúp tàu di chuyển.

Hệ thống này được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm gồm: tiếng ồn nhỏ khi hoạt động; đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực; Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao; hoạt động tốt ở vùng nước nông…

Được biết, Pump-jet từng được Hải quân Nga sử dụng trên một chiếc tàu ngầm Kilo duy nhất Alrosa. Tuy nhiên không hiểu nguyên nhân gì khiến công nghệ này không được Nga tin dùng mà thay vào đó là hệ thống chân vịt truyền thống.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm