Quốc tế

Tàu ngầm hạt nhân K-157 Vepr trở lại biển với đòn đánh tầm xa

Tàu ngầm hạt nhân K-157 Vepr của Hải quân Nga đã hoàn thành quá trình thử nghiệm sau nâng cấp mới.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo thế hệ mới của Mỹ đối diện nguy cơ 'trễ hẹn' / Hải quân Nga nỗ lực 'biến' tàu khu trục cũ thành tàu chiến tàng hình

Thông tin này được phát ngôn viên của Hải quân Nga, ông Igor Dygalo cho biết hôm 26/3: "Tổng tư lệnh Hải quân Nga Nikolai Yevmenov đã nhận được báo cáo về việc hoàn thành giai đoạn thử nghiệm trên biển của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân K-157 Vepr sau khi được nâng cấp tại Nhà máy đóng tàu Nerpa".

Tàu ngầm K-157 Vepr.
Tàu ngầm K-157 Vepr.

Để có thể hoạt động tốt trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực, Hải quân Nga quyết định gia cường toàn bộ thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày tới 1,2m ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân vỏ. Chỉ riêng thông tin này cũng đủ cho thấy, tàu ngầm Nga vượt trội hơn tàu ngầm hạt nhân Los Angeles của Mỹ. Trong quá trình thử nghiệm, K-157 Vepr đã được kiểm tra tất cả các hệ thống động cơ, hệ thống đẩy, hệ thống điện tử, vũ khí... "Một lượng lớn công việc đã được thực hiện trên tàu ngầm nhằm đưa chiếc tàu trở lại biển cả với sức mạnh và khả năng hoàn toàn mới", ông nói thêm.

Bởi theo thiết kế, những tàu ngầm tối tân hàng đầu của Mỹ có thể phá lớp băng dày 0,8m nhưng thực tế còn kém hơn nhiều. Và điều này đã được chứng minh qua nhiều lần thủy thủ Mỹ phải dùng đến xẻng, cưa máy để giải cứu tàu mỗi khi nổi lên tại Bắc Cực.

Cùng với khả năng phá băng cực ấn tượng, sức mạnh hỏa lực sau nâng cấp của K-157 Vepr được đánh giá rất cao với vũ khí tầm xa. Trong đó, các tên lửa hành trình RK-55 Granat đã được thay bằng tên lửa hành trình Kalibr-PL.

Do ngay từ đầu, tàu K-157 Vepr không được thiết kế để mang theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa mà hệ thống vũ khí chính của chúng đa phần là các loại tên lửa hành trình và ngư lôi 533mm và 650mm với số lượng mang theo có thể lên đến 76 ngư lôi cùng với đó là các tên lửa chống hạm hoặc tên lửa hành trình.

 

K-157 Vepr thuộc Project 971 lớp Akula II cũng là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Nga có độ ồn khi hoạt động thấp hơn so với tàu ngầm của Phương Tây, thậm chí là có phần nhỉnh hơn so với tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ. Ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống định vị thủy âm tiên tiến nhất của Nga khi đó là MGK-540 Skat-3.

Tàu được trang một lò phản ứng hạt nhân OK-650 đi cùng với đó là một tuabin OK-7 có công suất 43.000 mã lực (32 MW) và hai máy phát điện OK-2 Turbo có công suất 2 MW. K-157 Vepr có thể lặn tối đa ở độ sâu 520m còn số này ở các tàu Los Angeles là 290m.

Hiện tại Hải quân Nga vẫn đang tiếp tục đóng mới một tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Project 971 có tên là Iribis và là lớp Akula I cải tiến, nhiều khả năng nó sẽ được Hải quân Ấn Độ thuê lại nhưng trường hợp đối với tàu K-152 Nerpa nay là INS Chakra được hạ thủy vào năm 2009. Được biết Nga cho Ấn Độ thuê INS Chakra trong vòng 10 năm từ năm 2012-2022.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm