Quốc tế

Tàu ngầm hạt nhân Nga dùng Kalibr diệt mục tiêu cách 1.000 km

Tàu ngầm hạt nhân Dự án 885M Kazan của Nga vừa phóng tên lửa Kalibr diệt thành công mục tiêu cách 1.000 km trong cuộc diễn tập.

Chương trình tàu ngầm PROSUB đầy tham vọng của Brazil / Tàu ngầm Mỹ trang bị siêu tên lửa chống hạm cho Thái Bình Dương

Thông báo từ Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết, cuộc diễn tập được thực hiện khi chiếc tàu ngầm hạt nhân Kazan đang hiện diện ở Bạch Hải đã phóng tên lửa Kalibr-PL tấn công chính xác mục tiêu tại bãi thử Chizha ở Vùng Arkhangelsk của Nga, cách đó khoảng 1.000 km.

"Hôm nay, tàu dẫn đầu của dự án Yasen-M - tàu tuần dương dưới nước hạt nhân Kazan đã bắn thành công hệ thống tên lửa chính của nó vào một mục tiêu ven biển. Vụ bắn diễn ra trong giai đoạn cuối của thử nghiệm cấp nhà nước từ Bạch Hải", thông báo cho biết.

Tau ngam hat nhan Nga dung Kalibr diet muc tieu cach 1.000km
Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa.

Vụ bắn có sự tham gia của một số tàu hỗ trợ thuộc Hạm đội Phương Bắc Nga. Tàu Kazan đã chính thức bước vào giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước hôm 21/11.

Trong giai đoạn thử nghiệm cuối, các thủy thủ đoàn sẽ thực hiện bắn đạn thật trên mặt nước và trong trạng thái lặn ở nhiều độ sâu khác nhau để kiểm tra độ ổn định và tin cậy của vũ khí tầm xa tương thích với tàu.

Đánh giá về vụ phóng tên lửa tầm xa, tờ Wall Street Journal của Mỹ cho rằng, Mỹ và Anh đã kinh ngạc với khả năng tấn công tầm xa và số lượng tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương, Biển Barent và biến những vùng biển này thành sân nhà.

Số lượng tàu ngầm Nga hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương và Biển Barent đã tăng vọt khiến giới chức lãnh đạo quân sự của Mỹ và Anh đang lo ngại. "Số lượng tàu ngầm của Nga đi vào khu vực Bắc Đại Tây Dương là đáng kinh ngạc", báo Mỹ cho biết.

Ở ngoài khơi gần bờ biển nước Anh đã xuất hiện các tàu ngầm tàng hình lớp Akula của Nga (theo cách phân loại của NATO), tức các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm thuộc Dự án 971 Shchuka của Liên Xô.

 

Hải quân Nga bắt đầu điều các tốp hai hoặc ba tàu ngầm tới khu vực hoạt động của Hải quân Anh, thay vì đơn lẻ từng chiếc như trước đây.

Những động thái này được cho là "tình huống nghiêm trọng", Mỹ và Anh đã mất vị thế thống trị không thể tranh cãi ở Đại Tây dương và trên cả Biển Barent.

Giới chức quân sự Mỹ đã nhận thấy sự gia tăng số lượng tàu ngầm thuộc sở hữu của Nga ở Đại Tây Dương, có lúc lên tới 10 chiếc một thời điểm. Đây là động thái "phô trương sức mạnh" lộ liễu của Moscow.

Nguồn tin này cho biết thêm, vào cuối năm 2019, Nga đã tổ chức một trong những cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, với sự tham gia cùng lúc của 10 tàu ngầm. Cần lưu ý rằng các tàu ngầm rời căn cứ của mình trên bờ biển Bắc Cực của Nga và đi về phía tây đến khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Tờ báo cũng trích dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc của Nga Alexandr Moiseev hồi tháng 3 nói rằng, Hải quân Nga đang mở rộng phạm vi địa lý trong hoạt động chiến đấu và tuần tra, biến các vùng biển xa lãnh hải của mình thành các "vùng biển thân thuộc".

 

"Đối với chúng tôi việc hơn mười tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trên biển cùng một lúc đã trở thành hoạt động thông thường", Tư lệnh Moiseev cho biết và nói thêm rằng, đội tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc đã tham gia tích cực vào cuộc tập trận "Lá chắn đại dương" của Hải quân Nga, hoàn thành nhiệm vụ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga [mang tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa hành trình tầm xa] chủ yếu tham gia tuần tra tầm xa và thường xuyên hiện diện ở bờ biển phía đông Mỹ. Thường là các tàu ngầm Nga chỉ bị phát hiện khi chúng hoàn thành nhiệm vụ, nổi lên hoạt động công khai.

Sự biến hóa khôn lường của các tàu ngầm Nga đã gây ra mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ và các tàu chiến của NATO, khiến giới chức lãnh đạo Mỹ hết sức lo ngại về nguy cơ hứng chịu cú đánh chết chóc bất ngờ từ dưới đáy biển.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm