Quốc tế

Tàu sân bay Ford đội giá 2,4 tỷ USD, chậm 4 năm

Những khiếm khuyết trên hệ thống EMALS và AAG đã được khắc phục và siêu tàu sân bay USS Gerald R.Ford chính thức hoạt động vào năm tới.

Vũ khí độc đáo giúp Su-57 'xé đôi' tàu chiến địch / SAA được bơm vũ khí mới, chia lửa trên 2 chiến trường

Hãng USNI News dẫn lời thiếu tướng Gregory Huffman, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R.Ford ngày 25/10 cho biết: "Mọi thứ đang đi đúng hướng, chúng tôi đang cố gắng cho chiến hạm xuất xưởng 6 tháng sau khi hoàn thiện. Không có bất cứ vấn đề gây ra cản trở lớn".

Tàu sân bay siêu đắt đỏ này đang trong giai đoạn bảo dưỡng cuối cùng trước lần triển khai đầu tiên để được biên chế cho hải quân Mỹ.

Tàu USS Gerald R.Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017.

Tau san bay Ford doi gia 2,4 ty USD, cham 4 nam
Tàu sân bay USS Gerald R.Ford.

Nhưng Hải quân Mỹ chưa thể đưa siêu tàu sân bay này vào hoạt động đúng nghĩa do loạt vấn đề liên quan tới độ tin cậy của nhiều công nghệ mới được trang bị trên tàu.

Chi phi của USS Gerald R.Ford khi được bàn giao là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD, trở thành chiếc tàu đắt nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

Nhưng chiến hạm vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật trong nhiều hệ thống và từng chết máy trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 1/2018.

Ban đầu, lần triển khai của Gerald R.Ford đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2018, nhưng kế hoạch này bị lùi lại 4 năm do loạt vấn đề, bao gồm chậm trễ trong chế tạo lò phản ứng hạt nhân.

Ngoài ra, Hệ thống Máy phóng Máy bay Điện từ Tiên tiến (EMALS) và Thiết bị Neo giữ Cải tiến (AAG) liên tục gặp sự cố khiến việc hoàn thiện chiến hạm liên tục chậm tiến độ.

 

Siêu hàng không mẫu hạm Gerald R.Ford còn gặp loạt vấn đề khác liên quan đến radar, dữ liệu hỗ trợ phóng và thu hồi tiêm kích với các cấu hình khác nhau và hệ thống thang nâng vũ khí.

Tướng Huffman cho biết thang nâng trên tàu Gerald R.Ford đã hoàn thành 15.000 lượt vận hành trong mọi điều kiện và hy vọng toàn bộ 11 thang sẽ hoạt động đủ chức năng khi kết thúc giai đoạn bảo dưỡng trước lần triển khai đầu tiên.

Tàu sân bay Gerald R.Ford tham gia ba đợt thử nghiệm sức chống chịu trước vụ nổ lớn ở ngoài khơi bờ biển Florida trong tháng 6-8. Báo cáo sơ bộ của các đợt thử nghiệm chấn động toàn diện này cho biết Gerald R.Ford không bị hư hỏng nghiêm trọng, nước không tràn vào thân.

Mặc dù vậy chưa lấy gì đảm bảo rằng mốc thời gian năm 2022 Gerald R.Ford đi vào hoạt động có thể diễn ra đúng kế hoạch. Bởi chinh Tướng Huffman cũng nói rằng "hy vọng đến lúc đó hệ thống thang máy nâng vũ khí có thể hoạt động".

USS Gerald R.Ford được đặt theo tên của tổng thống Mỹ thứ 38 là Gerald Ford. Đây được xem là tàu mặt nước lớn nhất và đắt nhất trên thế giới.

 

Tàu Gerald R. Ford được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân và các công nghệ hiện đại giúp nó triển khai được nhiều máy bay chiến đấu hơn và tiết kiệm nhân lực hơn lớp tàu sân bay Nimitz.

Với lượng choán nước đầy tải hơn 100.000 tấn và khả năng mang hơn 75 máy bay các loại, tàu sân bay lớp Ford còn được gọi là "siêu tàu sân bay".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm