Quốc tế

Tên lửa AIM-120 AMRAAM trên tiêm kích F-16 gây nguy cơ lớn cho Không quân Nga

Các tiêm kích F-16 mang tên lửa AIM-120 AMRAAM được kỳ vọng sẽ giúp Không quân Ukraine thay đổi tình hình tác chiến theo hướng có lợi.

Khám phá tính năng xe địa hình quân sự mới của Nga / Clip: HMAS Sydney – Uy lực khu trục hạm lớp Horbat của Australia

Không quân Ukraine chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích F-16, đi kèm với chúng sẽ là tên lửa AIM-120 AMRAAM, điều này khiến giới chức quân sự Nga cảm thấy khá lo lắng.

Không quân Ukraine chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích F-16, đi kèm với chúng sẽ là tên lửa AIM-120 AMRAAM, điều này khiến giới chức quân sự Nga cảm thấy khá lo lắng.

Lo ngại của Moskva là xác đáng bởi F-16 là dòng tiêm kích đa năng hạng nhẹ phổ biến nhất thế giới, đang phục vụ tại rất nhiều quốc gia NATO, vì vậy nguồn cung cấp cho Không quân Ukraine rất dồi dào.

Tuy ra đời đã lâu nhưng phải nhấn mạnh phiên bản F-16 Block 70/72 Viper hiện đại khác xa so với biến thể Block 1, và rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc bản sửa đổi nào sẽ được gửi đến Kyiv.

Trong những trận không chiến có thể diễn ra trên bầu trời Ukraine, điều quan trọng không phải bản thân chiếc máy bay mà thành bại nằm ở loại tên lửa không đối không nó mang theo.

 

Cần nhắc lại, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Không quân Ukraine mặc dù lỗi thời cũng trở nên rất nguy hiểm sau khi phương Tây điều chỉnh chúng để sử dụng tên lửa hành trình tàng hình Storm Shadow của Anh.

Những tiêm kích F-16 đầu tiên của Ukraine được dự đoán sẽ nhận nhiệm vụ tiêu diệt số ít máy bay A-50U AWACS của Nga, đồng thời tránh tham gia vào các trận không chiến với tiêm kích cơ động cao như Su-30SM hay Su-35S.

Mức độ thành công của tiêm kích F-16 trên chiến trường theo nhận xét phụ thuộc phần lớn vào tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, loại đạn này tương tự chiếc máy bay, cũng không phải là sản phẩm mới khi đã được đưa vào sử dụng từ năm 1991.

 

Nhưng bất chấp thực tế trên, tên lửa AIM-120 AMRAAM đã được nâng cấp rất nhiều lần và nó vẫn là vũ khí không chiến chủ lực của Không quân Mỹ, Anh, Đức... và nhiều nước thành viên NATO khác.

AIM-120 AMRAAM có đầu dẫn đường chủ động, mang lại khả năng “bắn và quên”, giảm thiểu rủi ro cho máy bay mang phóng. Trước khi bắn, tọa độ mục tiêu sẽ được truyền tới hệ thống dẫn đường quán tính của tên lửa treo trên tiêm kích.

Giai đoạn đầu chuyến bay của tên lửa AIM-120 AMRAAM được dẫn đường thông qua chế độ quán tính (INS), sau đó đầu dò radar chủ động bắt đầu làm việc, có khả năng khóa mục tiêu với diện tích phản xạ radar (RCS) 3 m2 cách xa 16 - 18 km.

 

Vấn đề cần quan tâm là phiên bản nào của tên lửa AIM-120 sẽ được viện trợ cho Ukraine. Trong bản nâng cấp mới nhất, phạm vi tác chiến đã tăng lên đáng kể, ví dụ như ở phiên bản AIM-120D, tầm bắn ước tính lên tới 160 - 180 km.

Trước đây có thông tin cho rằng Lầu Năm Góc muốn điều chỉnh tên lửa AIM-120 AMRAAM để tích hợp vào chiến đấu cơ MiG-29 và Su-27 của Không quân Ukraine, nhưng điều này hóa ra quá khó về mặt kỹ thuật.

Gần đây trên chiến trường, sự kết hợp giữa máy bay AWACS A-50U và tổ hợp phòng không S-400 đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc, vì vậy có cơ sở cho rằng những chiếc A-50U sẽ là mục tiêu ưu tiên của tên lửa AIM-120.

 

Nếu vậy, để đạt được tầm tác chiến tối ưu và vượt qua vòng bảo vệ của các tiêm kích hạng nặng cực mạnh của Nga bao quanh A-50U, nhiều khả năng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine biến thể tên lửa AIM-120D.

Ngoài ra F-16 có thể chỉ là bước đi đầu tiên, theo sau chiếc Fighting Falcon của Mỹ, hàng loạt chiến đấu cơ Thụy Điển, Pháp và châu Âu rất có thể sẽ hướng tới Ukraine, như đã từng xảy ra với xe tăng, pháo binh và nhiều thiết bị quân sự khác.

Trong viễn cảnh nói trên, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ còn gặp thách thức lớn hơn khi đối phương có trong tay tên lửa không chiến tầm xa như Meteor hay loại Iris-T tầm gần.

 

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm