Quốc tế

Tên lửa hạt nhân Nga âm thầm "ngủ yên" dưới đáy biển, kích hoạt từ xa để hủy diệt kẻ thù

Skif là tên lửa hạt nhân mới nhất trong các dòng vũ khí tấn công trên biển mà Kremlin từng phát triển để đối phó với phương Tây.

Bị Iran tấn công tên lửa, 110 lính Mỹ sốc nặng, cấp cứu khẩn và được... thưởng huy chương? / Ba Lan chốt phương án mua tên lửa chống tăng của Mỹ

Ngày 30/4, tờ Mirror của Anh đăng tải một bản tin độc quyền cho biết, Nga đã thiết kế được một loại vũ khí với biệt danh “Ngày Tận Thế” lớn nhất thế giới.

Đây thực chất là một loại tên lửa hạt nhân, được bố trí “ngủ yên” dưới đáy đại dương và sẽ được Moscow kích hoạt từ xa trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với phương Tây.

Một khi được kích hoạt, quả tên lửa chết người với tên gọi Skif có thể phóng xa 9.656 km dặm với vận tốc 96 km/h và gây ra một vụ nổ làm ô nhiễm một vùng biển và bờ biển lớn bằng đồng vị phóng xạ tổng hợp Cobalt-60.

Vũ khí nguyên tử này lớn tới mức nó phải được hạ xuống đáy đại dương bằng một con tàu thiết kế chuyên dụng và sẽ gây ra thiệt hại lâu dài mang tính tàn phá.

“Con quái vật” dài 25 m, nặng 100 tấn có thể nằm yên dưới lòng biển trong suốt nhiều năm liền ở độ sâu 3.000 feet (900 m).

Tên lửa hạt nhân Nga âm thầm ngủ yên dưới đáy biển, kích hoạt từ xa để hủy diệt kẻ thù - Ảnh 1.

Ngư lôi chiến lược không người lái Poseidon

Tháng 2/2020, nhiều chuyên gia đã phát hiện thấy một vật thể cỡ lớn mà họ tin rằng đó chính là phiên bản nâng cấp của ngư lôi gây sóng thần Poseidon nhưng giờ đây họ tin đó là Skif.

Poseidon xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015. Đây là dòng ngư lôi hạt nhân có sức công phá tạo sóng thần đủ khả năng nhấn chìm cả một thành phố ven biển.

Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia tin rằng vũ khí mà họ phát hiện hồi đầy năm nay thực tế là Skif và đã được đưa lên một con tàu bí mật của Nga mang tên Akademik Aleksandrov trong các cuộc thử nghiệm trên biển.

Con tàu đã được âm thầm chuyển giao cho Hải quân Nga vào ngày 12/4 tại cảng Severomorsk, Murmansk. Nó được thiết kế cho đơn vị tối mật Số 40056 (Tổng cục Nghiên cứu biển sâu).

Với vai trò là “đòn đánh cuối cùng” thời chiến, tên lửa có thể tấn công cả hai bờ Đại Tây Dương và một khi được kích hoạt, nó có thể phá hủy một số lượng lớn tàu chiến cũng như gây ô nhiễm biển trong một thời gian dài.

 

Đây cũng là vũ khí mới nhất trong các dòng vũ khí tấn công trên biển mà Kremlin từng phát minh để tấn công phương Tây.

Paul Schulte, cựu Giám đốc kiểm soát vũ trang thuộc Bộ Quốc phòng Anh, cho biết, “Skif dường như là vũ khí ngày tận thế dùng cho đòn đánh cuối cùng và là biểu tượng cho “nước Nga không bao giời bị đánh bại”. Đây là một thách thức chiến lược mạnh mẽ đối với phương Tây.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm