Quốc tế

Tên lửa Tomahawk của Mỹ có mạnh như lời đồn?

Tên lửa Tomahawk được cho là có khả năng tấn công chính xác vào cửa sổ Dinh Tổng thống Iraq từ cự ly 1.500 km trong cuộc chiến Vùng Vịnh, vậy sự thật là thế nào.

Su-57 Nga vừa hoàn thành cuộc thử nghiệm lần 2 với động cơ "siêu khủng" Sản phẩm 30 / Ý trả ơn hỗ trợ y tế của Nga bằng cách... gửi tàu chiến tới Crimea

Chiến tranh vùng Vịnh đã làm cho tên lửa Tomahawk của Mỹ trở thành “huyền thoại”, nhiều thông tin cho rằng, trong cuộc chiến này, tên lửa Tomahawk đã tấn công chính xác đến “cửa sổ” dinh Tổng thống Iraq từ khoảng cách 1.500km, đây cũng là sự kiện làm nên “tên tuổi” Tomahawk. Kể từ đó, Tomahawk trở thành vũ khí hàng đầu của Quân đội Mỹ trong các cuộc tấn công tầm xa.

Tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk của Mỹ. Nguồn: Sina.
Tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk của Mỹ. Nguồn: Sina.

Một số chuyên gia cho rằng, sự kiện này có thể là “tin đồn” do Mỹ tạo ra để cổ vũ, quảng bá cho vũ khí của mình. Từ sau cuộc chiến vùng Vịnh, không chỉ sử dụng máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để tiến hành không kích, Mỹ cũng thường xuyên sử dụng tên lửa Tomahawk tấn công từ hướng biển, điều này là rất cần thiết để làm tê liệt sức mạnh đối phương từ xa.

Tên lửa hành trình Tomahawk đã được phục vụ trong Quân đội Mỹ kể từ năm 1983, trong 30 năm qua, tên lửa này không ngừng được cải tiến và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đến nay đã có nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm hoặc tàu ngầm trên biển.

Tomahawk là loại tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng sống sót cao, bay thấp nên khó bị phát hiện bằng radar. Các thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường (Integrated Mid-Course Guidance), mô-đun tấn công hay thường gọi là đầu đạn (có nhiều loại theo từng phiên bản), hệ thống lái, khoang nhiên liệu và động cơ phản lực

Cấu tạo sơ bộ của tên lửa Tomahawk.

Tên lửa được lắp đặt động cơ phản lực công suất thấp F107-WR-402 giúp cho loại tên lửa này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà nó còn có thể giảm thiểu tối đa lực cản, đồng thời nâng cao giảm lực cản, hạ thấp khả năng bị bắn rụng, đến nay, tầm bắn của tên lửa có thể đạt tới 2500 km. Khoảng cách xa như vậy đã vượt quá phạm vi đánh chặn của tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tên lửa chống hạm thông thường.

Trên phương diện tấn công chính xác, tên lửa hành trình Tomahawk sử dụng nhiều phương pháp dẫn đường phức hợp để lập kế hoạch tuyến đường tổng thể. Nó cũng được trang bị chế độ dẫn đường GPS kết hợp với hiển thị hình ảnh và địa hình, sai số khoảng 50 m. Sau khi sử dụng các thuật toán bản đồ và máy tính, độ chính xác đã đạt khoảng 10 m. Đây là cực hạn của tên lửa hành trình tầm xa hiện nay và nó có thể được coi là cấp cao nhất của thế giới. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ để Tomahawk có thể tấn công chính xác vào cửa sổ của Dinh Tổng thống Iraq.

 

Tomahawk được phóng từ tàu chiến mặt nước. Nguồn: Sina.

Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí mang tính bước ngoặt thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Trước khi xuất hiện Tomahawk, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Sau khi Tomahawk xuất hiện, với tầm bắn xa, lính Mỹ chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường và phóng tên lửa Tomahawk tấn công toàn diện các cứ điểm trọng yếu của đối phương, như trạm radar, trung tâm chỉ huy và trạm điện.

Điều này nhằm làm tê liệt hoàn toàn khả năng chiến đấu của đối phương trước khi lực lượng bộ binh xuất hiện. Chiến thuật này của Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong nhiều cuộc chiến như Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq, với tỷ lệ tấn công chính xác hơn 90%.

Tên lửa Tomahawk được trưng bày. Nguồn: Sina.

Mặc dù tên lửa hành trình Tomahawk đã được cải tiến nhiều lần, nhưng sau tất cả, nó vẫn là tên lửa của những thập kỷ cũ, và vẫn còn một số thiếu sót không thể cải thiện. Điểm yếu lớn nhất là nó bay chậm, tốc độ hành trình chỉ đạt Mach 0,8, thuộc dòng tên lửa có tốc độ cận âm. Với tốc độ như vậy, một khi bị radar phát hiện, các hệ thống phòng không tầm gần đều có thể dễ dàng bắn hạ.

Một điều nữa là hiệu suất tàng hình của tên lửa này tương đối kém, mặc dù đã được phủ các vật liệu hấp thụ sóng radar trên bề mặt, nhưng ống động cơ và nhiều nơi khác không được xử lý để tàng hình. Radar phòng không tiên tiến rất dễ phát hiện. Hệ thống dẫn đường cũng không được coi là đặc biệt tiên tiến, làm cho tên lửa gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở những khu vực địa lý phức tạp nhiều đồi núi và điều kiện thời tiết xấu.

Do những tồn tại này mà Tomahawk ngày càng trở nên “cùn” hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong các cuộc không kích vào Syria, tỷ lệ đột phá phòng ngự chỉ khoảng 50%. Mặc dù kết quả không được tốt lắm, nhưng từ trình độ kỹ thuật hiện tại, tên lửa hành trình Tomahawk vẫn là một trong những tên lửa hành trình tiên tiến nhất trên thế giới.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm