Thế lực nào khiến UAV Thổ 'rụng như sung' tại Syria?
F-16 Thổ Nhĩ Kỳ lập kỷ lục thế giới khi bắn hạ L-39 Syria? / Tên lửa Syria xuyên thủng xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt 5 tay súng ngồi bên trong
Hãng Al Jazeera dẫn tuyên bố của Quân đội chính phủ Syria (SAA), kể từ đầu năm 2020 đến nay, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mất tổng cộng trên 40 chiếc máy bay không người lái (UAV) các loại khác nhau trên chiến trường Idlib.
Tất cả những chiếc UAV này đều là nạn nhân của các hệ thống phòng không SAA đang triển khai, trong đó công lớn nhất thuộc về Buk-M2E.
Hiện trường một chiếc Bayraktar TB2 của Thổ rơi tại Idlib không hề có vết đạn. |
Cụ thể, vũ khí này đã phóng 25 tên lửa và bắn rơi 20 chiếc UAV và làm hỏng thêm 2 chiếc UAV khác của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có vẻn vẹn 3 trường hợp đạn 9M317 của Buk-M2E bắn trượt mục tiêu.
Cùng với chiến công của Buk-M2E, những hệ thống phòng không khác như Pantsir-S1, ZSU-23-4 Shilka... cũng lần lượt tham chiến và lập công và khiến UAV Thổ trở thành nạn nhân.
Thông tin từ phía SAA đã khá rõ ràng nhưng trang AMN dẫn nguồn tin quân sự tại Syria cho biết, có nhiều bằng chứng cho thấy, việc UAV Thổ liên tiếp rơi khi hoạt động ở Idlib thực tế có bàn tay của Nga nhúng vào.
Nguồn tin này cho biết, khi vừa tiến vào không phận Syria những chiếc UAV trên ngay lập tức bị áp chế làm mất khả năng kết nối với hệ thống định vị toàn cầu GPS bởi một hệ thống tác chiến điện tử (EW) đặt ở Tây Nam Idlib.
Cùng với đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất luôn quyền điều khiển những UAV này và chúng cũng đâm xuống đất sau đó không lâu.
Để chứng minh cho lập luận trên, các chuyên gia của AMN cũng đưa ra bản đồ không phận vùng Tây Bắc Syria do trang Flight Radar 24 cập nhật đến ngày 8/3, có thể tín hiệu GPS trong khu vực này đã bị vô hiệu hóa.
Đến lúc này, câu hỏi được đặt ra là thế lực nào đủ khả năng làm điều đó tại Syria nếu không phải là các tổ hợp EW tối tân của Nga?
Chiếc MQ-9 bị Iran ép hạ cánh. |
Có thể sự thật không bao giờ được công bố nhưng nhiều khả năng lực lượng Nga đã sử dụng tới hệ thống EW Krasukha-4 để vô hiệu hóa khả năng kết nối GPS của UAV Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó cho chúng lao xuống đất thay vì bắn hạ bằng tên lửa.
Krasukha-4 được Nga đưa tới Syria từ khi chính thức tham chiến vào năm 2015. Từ đó đến nay, Krasukha-4 cùng một số hệ thống EW khác của Nga tích cực hỗ trợ quân đội chính phủ Syria trong việc đối phó với UAV nước ngoài và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Syria.
Mặc dù nhận định về thế lực âm thầm tấn công UAV Thổ được xem là khá có lý nhưng theo giới chuyên gia, một yếu tố khác có thừa khả năng vô hiệu UAV của Ankara không thể bỏ qua chính là lực lượng EW của Iran đang có mặt tại Syria.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, hệ thống EW 1L222 Avtobaza (do Nga sản xuất) đã được Tehran điều đến khu vực gần Idlib từ hồi cuối năm 2019. Nếu thông tin này chính xác thì không chỉ UAV Thổ mà bất kỳ máy bay không người lái của cường quốc nào cũng có thể trở thành nạn nhân của Avtobaza.
Năng lực tấn công áp chế của Avtobaza đã được chứng minh trong vụ tấn công áp chế quy mô lớn do Iran thực hiện hồi đầu năm 2019 khi những chiếc UAV tối tân hàng đầu của Mỹ hoạt động tại Iraq và Syria.
Cụ thể, ngày 21/2, đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran đã xâm nhập được vào trung tâm chỉ UAV của Mỹ và kiểm soát gần chục chiếc UAV tầm xa khi chúng làm nhiệm vụ.
"Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này đồng thời với phía Mỹ", Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố.
Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất.
Tính đến nay, Iran đã ép hạ cánh thành công ít nhất 5 chiếc MQ-9 và trước đây là RQ-170. Với năng lực tấn công áp chế cực mạnh, Tehran hoàn toàn có thể là nhân tố bí ẩn khiến UAV Thổ phải trả giá khi hoạt động tại Syria.
End of content
Không có tin nào tiếp theo