Quốc tế

Thêm xe tăng T-90S bị phá hủy trên chiến trường Karabakh

DNVN - Thiệt hại của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S vẫn chỉ ở mức rất nhỏ so với T-72.

Vệ tinh dân sự châu Âu là 'mối đe dọa tiềm ẩn' đối với Hải quân Nga / Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng 6 tàu hộ tống mới

Trong các cuộc chiến tranh ở Nagorno-Karabakh, phía Azerbaijan đã sử dụng khoảng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S. Cho đến gần đây, giới truyền thông mới biết đến trường hợp 3 phương tiện tác chiến như vậy bị phá hủy.

Được biết 2 chiếc xe tăng đã bị hư hại vào đầu tháng 10. Các kíp điều khiển đã để lại phương tiện ở lãnh thổ trung lập. Trạng thái của công nghệ đã làm cho nó có thể khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại. Tuy nhiên có lẽ những chiếc T-90 này đã bị kết liễu bởi binh sĩ của các đơn vị Quân đội Armenia hoặc Artsakh, nhưng không có tài liệu nào xác nhận giả định này.

Lần tiếp theo, dữ liệu về thiệt hại đối với T-90S xuất hiện chỉ một tháng sau đó, vào tháng 11. Sau đó một đoạn video được công bố trên internet, trong đó người ta có thể thấy khoảnh khắc một tên lửa dẫn đường chống tăng bắn trúng phía bên trái. Các chuyên gia cho rằng chiếc xe tăng nếu có bị thiệt hại đi nữa thì cũng không gây tử vong cho người điều khiển.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Azerbaijan bị trúng mìn. Ảnh: Vestnik.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Quân đội Azerbaijan bị trúng mìn. Ảnh: Vestnik.

Mới đây lại có thêm bằng chứng về việc một chiếc T-90S khác bị hỏng nặng. Đánh giá qua bức ảnh, chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực đã bị nổ tung bởi một quả mìn cỡ lớn. Vụ nổ mạnh đến mức cỗ chiến xa mất bánh dẫn hướng cũng như tấm giáp bên hông.

Ngoài ra đèn nhiễu OTShU-1-7 của khu phức hợp Shtora và các khối giáp phản ứng nổ cũng đã bị thổi bay khỏi tháp pháo, rất khó để nói các thành viên kíp lái đã phải chịu đựng như thế nào. Đồng thời, chưa rõ có thể khôi phục lại chiếc T-90 này hay không. Nhiều khả năng trong tương lai gần, các chi tiết khác về việc sử dụng T-90S trong cuộc chiến vừa kết thúc sẽ lộ diện.

Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm