Thổ không mua thêm S-400 để cứu vãn F-35?
Nga thử nghiệm tên lửa chống tăng 'vượt trội FGM-148 Javelin' / GNA dùng tên lửa Dehlavie Iran đủ sức xuyên tăng Mỹ
Tuyên bố được Ibrahim Kalin, Phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết hôm 20/11, Ankara không có bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc mua thêm hệ thống S-400 từ Nga.
"Như bạn đã biết, hợp đồng giữa Thổ và Nga được ký kết hồi năm 2017, quá trình cung cấp theo thỏa thuận này đang được tiến hành. Hiện tại, chúng tôi không có kế hoạch và cuộc thảo luận nào về hợp đồng mua thêm S-400", vị phát ngôn viên này nói.
Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ đã khá rõ ràng và đây là điều khá bất ngờ bởi hồi tháng 10/2019, Ngoại trưởng nước này là ông Mevlut Cavusoglu tuyên bố việc mua thêm S-400 là cần thiết để tăng năng lực phòng không. Những cuộc thảo luận về vấn đề này đã được 2 bên tiến hành.
"Chúng tôi cần thêm các hệ thống phòng không cho tới khi có thể tự sản xuất. Và vũ khí Ankara hướng đến vẫn là S-400 của Nga", Ngoại trưởng Cavusoglu nói và nhấn mạnh thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ "là một quốc gia độc lập" nên việc mua vũ khí không cần phải nhận được sự đồng ý của bất kỳ thế lực nào bên ngoài.
Việc Thổ bất ngờ thay đổi thái độ với S-400 được giới chuyên gia cho rằng có thể liên quan đến kết quả làm việc của "Tổ liên hợp công tác nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống S-400 đối với máy bay chiến đấu F-35" do ông Ibrahim Kalin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien là hai người phụ trách.
Tổ công tác này đã đặt hệ thống tên lửa phòng không S-400 dưới con mắt soi xét của Mỹ để đánh giá chính xác mối đe dọa tiềm tàng của tên lửa S-400 đối với F-35, cần có sự hiểu biết toàn diện và phân tích sâu về các thông số bí mật của hệ thống tên lửa.
Kết luận của tổ công tác này sẽ có tác động tích cực đến thương vụ F-35 giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bị Washington đơn phương đóng băng. Hiện không rõ kết quả làm việc của tổ công tác này thế nào nhưng chỉ sau một thời gian làm việc, Ankara đã lập tức phủ nhận kế hoạch mua thêm S-400.
Hiện Nga vẫn chưa có phản ứng nào với tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng theo Tiến sĩ Simon A. Waldman từ trường King’s College London (Anh), có thể Ankara đã nhận thấy sự không hợp lý khi đánh đổi việc mua S-400 với việc bị Mỹ và đồng minh NATO cô lập.
"Về mặt quân sự, S-400 đại diện cho sự lãng phí 2,5 tỷ USD. Mặc dù S-400 là vũ khí rất tinh vi – chúng có thể bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình – nhưng chúng không thể tạo thành một mạng lưới phòng thủ tích hợp", Tiến sĩ Waldman nhấn mạnh.
Để làm được mạng lưới như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần có thêm những hệ thống tầm trung Buk của Nga và các hệ thống SA-22 tầm ngắn. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại chỉ có Rapiers do Anh sản xuất và MIM-23 do Mỹ sản xuất, PMADS chế tạo trong nước và các hệ thống radar chủ yếu là của Mỹ, Anh hoặc Pháp.
Có vẻ như S-400 sẽ được đặt tại Ankara. Lợi ích duy nhất của việc triển khai này là trong trường hợp có một chính biến, khi F-16 triển khai ném bom Ankara, S-400 có thể bắn hạ mục tiêu (trong cuộc đảo chính năm 2016, những chiếc F-16 được chỉ huy bởi lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom tòa nhà Quốc hội trong đêm đảo chính).
Trong trường hợp đặt ở phía đông nam chống lại các vị trí của PKK, lựa chọn này được đánh giá là vô nghĩa, khi PKK không sở hữu các loại vũ khí cần thiết để S-400 cần phải áp chế. Ngoài ra, vị trí này cũng sẽ đặt hệ thống của Nga gần với các căn cứ của NATO, có nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm của vũ khí NATO cho Nga.
Mặc dù không có cơ chế để trục xuất một thành viên NATO, nhưng việc nhận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là sự vi phạm niềm tin và khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập trong các cấu trúc quân sự và dân sự khác nhau của NATO.
Các thành viên NATO sẽ suy nghĩ lại về việc sử dụng các căn cứ và cơ sở hạ tầng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và tìm kiếm các thỏa thuận thay thế ở các quốc gia lân cận như Hy Lạp, Síp và Jordan.
Với căng thẳng liên tục giữa Thổ Nhĩ Kỳ và thành viên EU là Síp và thành viên NATO là Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được coi là một nhân vật phản diện chứ không phải là đồng minh.
"Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của Nga đã ném mối quan hệ chiến lược của nước này với Mỹ và NATO vào ngõ tối. Và có thể giới lãnh đạo Thổ đã nhận ra điều này và ngừng mua thêm S-400", vị tiến sĩ nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Hệ thống S-400.