Thổ Nhĩ Kỳ "dội gáo nước lạnh" vào tham vọng xuất khẩu Su-35 và Su-57 của Nga
Truyền thông Nga tin rằng hợp đồng mua sắm tiêm kích tối tân Su-35 và Su-57 sắp được ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên họ đã phải thất vọng trước tuyên bố mới nhất của Ankara.
Tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được trang bị phiên bản mini của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal / Tiêm kích bí ẩn MiG-144 tiếp tục "tái xuất" tại triển lãm hàng không MAKS 2019
Báo chí Nga ngay sau đó đã đăng tải nhiều bài viết dự đoán rằng hợp đồng xuất khẩu tiêm kích tàng hình Su-57E (và thậm chí cả tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S) sang Thổ Nhĩ Kỳ đã sắp được ký kết
Sở dĩ có tình trạng trên là bởi Ankara đang phải khẩn trương tìm kiếm sản phẩm thay thế, sau khi họ bị Mỹ ngừng bàn giao và loại khỏi dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II
Hiện tại ngoài Mỹ thì chỉ có Nga tuyên bố sẵn sàng xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5, bởi vậy Su-57 trở thành lựa chọn khả dĩ duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, bên cạnh đó họ có thể mua thêm một số Su-35S để đảm nhiệm vai trò hỗ trợ
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện tại rất nhiều chuyên gia quân sự vẫn nhận định việc Thổ Nhĩ Kỳ hỏi mua chiến đấu cơ Nga chỉ đơn giản là biện pháp gây sức ép nhằm khiến Mỹ đồng ý giao F-35 cho họ mà thôi
Xét về quan hệ kinh tế cũng như quốc phòng thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ, Ankara có lẽ chưa lường hết được phản ứng từ Washington lại cứng rắn đến vậy vì thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của mình
Cân nhắc thiệt hơn thì rõ ràng các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định rằng lợi ích mà 4 tổ hợp S-400 Triumf mang lại không thể so sánh với 100 tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II
Ngoài ra còn phải kể đến việc có tới vài chục chiếc F-35B cũng bị đình chỉ bàn giao, khiến siêu tàu đổ bộ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ không thể đảm nhiệm vai trò tàu sân bay
Trong trường hợp tiếp tục mua tiêm kích Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn phải hứng chịu thiệt hại nhiều hơn nữa từ phía Mỹ, khi Washington vẫn còn "cây gậy" lợi hại trong tay
Viễn cảnh khả thi nhất được nhắc đến chính là phi đội F-16 Fighting Falcon với số lượng 240 chiếc của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ nằm đất hoàn toàn nếu Mỹ cắt nguồn cung cấp phụ tùng đảm bảo kỹ thuật
Với khoảng 24 tiêm kích Su-35S và Su-57E mà Nga cung cấp thì không thể bù đắp nổi thiệt hại vì mất tới 240 chiến đấu cơ F-16, chưa kể còn lượng vũ khí đi kèm cũng như cơ sở hạ tầng đảm bảo kỹ thuật đã đầu tư vào đó
Chính vì vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của hãng thông tấn Ria Novosti, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cho biết một thông tin đầy bất ngờ
Theo ông Mevlut Cavusoglu, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện chưa diễn ra bất cứ một cuộc đàm phán nào về việc đặt mua tiêm kích Su-35 cũng như Su-57
Tuyên bố trên của Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ được so sánh như một "gáo nước lạnh" dội thẳng vào ngành công nghiệp hàng không cũng như báo chí Nga
Mặc dù vậy vẫn không thể loại trừ khả năng Ankara sẽ vẫn mua tiêm kích Nga trong tương lai không xa, bước đi tiếp theo của Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo còn phải phụ thuộc nhiều vào chính sách của Mỹ
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Moskva - MAKS 2019, hình ảnh thu hút nhiều sự quan tâm nhất của giới truyền thông chính là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan quan sát rất kỹ tiêm kích tàng hình Su-57E