Thổ Nhĩ Kỳ nhờ Hàn Quốc 'cứu' xe tăng Altay
Xe tăng Altay Thổ Nhĩ Kỳ mắc kẹt trong 'vũng lầy công nghệ' / "Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở Karabakh ít nhất một năm, dù Nga có muốn hay không"
Theo Defense News, các quan chức mua sắm và quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đội từ một nhà sản xuất tư nhân đã đàm phán với một công ty Hàn Quốc để khôi phục chương trình sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Altay đang bị trì hoãn.
"Chương trình này đã phải đối mặt với sự chậm trễ lớn do không tiếp cận được các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống truyền động và áo giáp và tôi không có quyền đưa ra ngày bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Tất cả những gì tôi biết là chúng tôi đang cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến tiến độ hoàn thành chương trình", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ. |
Hồi năm 2019, văn phòng của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đưa xe tăng Altay vào tài liệu chính phủ về kho vũ khí của quân đội trong năm 2020.
Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2019, Ethem Sancak - một cổ đông cấp cao của BMC, Công ty sản xuất Altay - cho biết xe tăng sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 24 tháng. Nhưng thông báo này được cho rằng quá lạc quan.
Chương trình đầu tư năm 2021 của Văn phòng Tổng thống, được công bố vào đầu tháng này (11/2020), thậm chí còn không đề cập đến Altay, chứ chưa nói đến việc đưa xe tăng đi vào hoạt động. Hiện BMC đang đàm phán với Hyundai Rotem để giải quyết các vấn đề xung quanh việc thiếu công nghệ nước ngoài cho Altay.
"Chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán của chúng tôi cuối cùng sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến động cơ và hệ truyền động mà chúng tôi sẽ sử dụng trong chu kỳ sản xuất nối tiếp", nguồn tin nói với Defense News.
Nguồn tin cho biết thêm rằng BMC đang đàm phán gián tiếp, thông qua Hyundai Rotem, với hai đối tác đáng quan tâm về công nghệ quốc phòng của Hàn Quốc: nhà sản xuất động cơ Doosan và S&T Dynamics, công ty sản xuất hộp số tự động.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ phải cầu cứu đến Hàn Quốc cứu vãn chương trình tăng Altay là do trước đó Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản tuyên bố dừng hợp tác phát triển động cơ cho xe tăng với Ankara. Lý do dừng hợp tác là do lệnh cấm xuất khẩu quân sự có hiệu lực ở Nhật Bản.
Lãnh đạo Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) Murad Bayar cho biết, phía Nhật không thích ý tưởng của Thổ Nhĩ Kỳ bán tăng Altay sang các nước thứ ba.
Theo kế hoạch mua sắm, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 250 tăng chủ lực mới để trang bị cho Lục quân nước này. Sau đó, đơn hàng sẽ được tăng thêm. Hiện chưa rõ, Thổ Nhĩ Kỳ định xuất khẩu bao nhiêu xe tăng và sang những nước nào.
Thổ và Nhật đàm phán về việc hợp tác động cơ xe tăng từ cuối năm 2013. Người ta từng dự tính dự án này sẽ được thông qua vào giữa năm 2014 và sẽ có sự tham gia của Mitsubishi Heavy Industries của Nhật và công ty TUSAS Engine Industries của Thổ.
Việc đàm phán đã diễn ra trong bối cảnh các lệnh cấm xuất khẩu quân sự của Nhật suy yếu đi mặc dù điều đó không làm suy yếu việc cấp giấy phép công nghệ Nhật để tái xuất.
Vào giữa tháng 11/2013, công ty Tumosan (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đề nghị SSM phát triển động cơ mới cho tăng Altay. Cơ sở cho động cơ mới được đề xuất là động cơ máy kéo diesel hình chữ V. SSM đã chấp nhận đề xuất của công ty và đồng ý.
Xe tăng Altay đang do công ty Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, được lấy tên theo tên vị tướng quân đội Thổ Fahrettin Altay, tư lệnh Quân đoàn kỵ binh 5 trong cuộc chiến giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919-1923. Xe tăng có trọng lượng 60 tấn, dự kiến trang bị động cơ 1.500 mã lực với hệ treo thủy khí, pháo 120 mm có ổn định.
Hiện nay, các mẫu chế thử của Altay đang được chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch sản xuất ban đầu, sẽ sản xuất Altay từ năm 2015. Tuy nhiên, do chưa có động cơ đạt chuẩn nên công việc sản xuất loạt vẫn chưa được thực hiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo