Quốc tế

Xe tăng Altay Thổ Nhĩ Kỳ mắc kẹt trong 'vũng lầy công nghệ'

DNVN - Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể đưa vào trang bị xe tăng chủ lực Altay khi nó đang mắc kẹt trong vũng lầy của các vấn đề công nghệ.

Nhật Bản loại bỏ hoàn toàn tiêm kích F-4 Phantom II / Nguy cơ xung đột Nga - Thổ khi Ankara quyết gửi quân đến Karabakh

Bất chấp việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào năm 2019 trong một bài phát biểu của mình đã tuyên bố đưa xe tăng nội địa Altay vào kế hoạch tiếp nhận trong năm 2020, thực tế là việc mua nó vẫn chỉ nằm trên giấy. Ankara không thể độc lập giải quyết các vấn đề với xe tăng và đã chuyển sang Hàn Quốc để yêu cầu hỗ trợ công nghệ. Xe tăng Altay được cho là gặp ba vấn đề chính - động cơ, hộp số và vỏ giáp.

Tạp chí Internet Defense News của Quân đội Mỹ đã trích dẫn một nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ - người này là nhân viên của chương trình Altay. Anh ta cho biết Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không có khả năng giải quyết các vấn đề một cách độc lập với động cơ, đường truyền và áo giáp. Do đó, vẫn chưa biết khi nào chương trình sẽ tiếp tục và xe tăng sẵn sàng để sản xuất hàng loạt.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Topwar.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Topwar.

Hiện Ankara đang đàm phán với Seoul để khắc phục những vấn đề nêu trên. Nhưng sau khi Hàn Quốc giải quyết xong vấn đề với động cơ, hệ truyền động, ý tưởng về một chiếc xe tăng hoàn toàn của Thổ Nhĩ Kỳ đã biến mất.

Một vấn đề khác đối với Altay là thiếu vỏ giáp "bình thường". Có thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về điều này với nhà sản xuất Pháp, nhưng kết quả là căng thẳng giữa các nước có thể dẫn đến việc hủy bỏ tất cả mọi thỏa thuận.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, xe tăng Altay sẽ phải thay thế Leopard 1A và Leopard 2A của Đức, cũng như M48 và M60 của Mỹ đang phục vụ trong quân đội của họ.
Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm