Thổ Nhĩ Kỳ trang bị động cơ nội địa cho xe tăng Altay
DNVN - Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận được một động cơ nội địa để thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Đức.
'Mỹ không có tên lửa tầm trung để đưa tới Alaska' / Bộ Quốc phòng Nga nhận lô xe tăng T-80BVM hiện đại hóa mới
Altay MBT đã được lên kế hoạch sử dụng một động cơ tên là Batu, quá trình phát triển bắt đầu vào năm 2018 tại các cơ sở của BMC (một công ty liên doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Qatar trước đây đã giành được hợp đồng phát triển động cơ). Công việc về thiết bị mới sẽ do Otokar thực hiện.
Batu là một bộ truyền động bao gồm động cơ diesel và hộp số tự động. Động cơ phải có công suất 1.600 mã lực. Các thông số khác của thiết bị động lực mới không được báo cáo, và thời điểm bắt đầu sản xuất hàng loạt cũng không được biết.
Lưu ý rằng xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ gần như đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt, mọi thứ phụ thuộc vào việc thiếu động cơ cho nó. Như đã biết, bản thân Hàn Quốc cũng đang gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ cho xe tăng của mình, và Đức đã cấm cung cấp động cơ MTU MT883 do lệnh cấm vận vũ khí áp đặt đối với Ankara.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Altay của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Topwar.
Một thỏa thuận về thiết kế xe tăng Altay được ký kết vào năm 2007, nguyên mẫu đầu tiên của chiếc MBT đã được giới thiệu vào tháng 5 năm 2011 tại triển lãm vũ khí IDEF-2011 ở Istanbul. Vào năm 2018, quá trình phát triển và thử nghiệm của xe tăng đã được hoàn tất, sau đó việc bắt đầu sản xuất được công bố.
Xe tăng Altay nặng 60 tấn, trong khi nó có thể đạt tốc độ lên tới 70 km/h. MBT được tích hợp hệ thống từ công ty Roketsan, cũng như tổ hợp điều khiển hỏa lực và bảo vệ tích cực do Aselsan phát triển. Ngoài ra, các xe tăng Altay sẽ được trang bị hệ thống phát hiện mối đe dọa phóng xạ và hóa học. Pháo nòng trơn 120 mm là bản sao từ sản phẩm của Rheinmetall, đi kèm hệ thống treo khí nén của Hàn Quốc.
Phong Vũ (Tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo