Tiêm kích F-35 mang bom B61-12: Mối đe dọa với các cơ sở hạt nhân Iran
Để phá hủy các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran thì Mỹ có lẽ khó còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng bom B61-12.
Iraq xúc tiến mua S-300 để lập vùng cấm bay với tiêm kích Mỹ / Tiêm kích Rafale Pháp 2 lần đánh bại Su-30 Nga
Hiện nay tình hình khu vực Trung Đông với căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế.
Nguy cơ một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn ngày càng trở nên rõ nét với việc các bên liên quan đều tỏ ra sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Trong lúc này, vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính là các mục tiêu mà Mỹ và Iran có thể lựa chọn để phát động tấn công.
Tehran gần như chắc chắn sẽ nhắm tên lửa vào các căn cứ của Mỹ trong khu vực, còn ở chiều ngược lại thì 52 mục tiêubị Washington đặt trong tầm ngắm sẽ là các địa điểm hạt nhân.
Nguy cơ Mỹ tấn công xóa sổ cơ sở hạt nhân của Iran ngày càng trở nên hiện hữu hơn khi Tehran tuyên bố làm giàu Uranium không giới hạn, đây chính là giới hạn đỏ mà Washington cùng với Tel Aviv vạch ra.
Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là nếu thực hiện ý định trên thì Mỹ sẽ phải dùng vũ khí nào, bởi mục tiêu cần hủy diệt đều nằm sâu dưới mặt đất từ hàng chục tới cả trăm mét, không thể dùng bom thông thường đưa lên chiến đấu cơ để đánh phá.
Giải pháp được giới phân tích tình hình khu vực nghiêng về lúc này chính là Mỹ sẽ dùng Iran làm nơi khẳng định sức mạnh của vũ khí hạt nhân chiến thuật, đó là bom B61-12.
Đây gần như là vũ khí duy nhất đủ sức hủy diệt cơ sở làm giàu Uranium của Iran mà không gây tác hại quá lớn cho môi trường xung quanh.
Bom B61-12 có trọng lượng chỉ 320 kg; chiều dài 3,56 m; đường kính 33 cm, có thể dễ dàng tích hợp vào khoang vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35.
Đương lượng nổ của bom B61-12 có các tùy chọn 0,3 kT; 1,0 kT; 1,5 kT và mức cao nhất lên tới 50 kT, như vậy loại bom này có thể được xếp vào vũ khí chiến lược khi mang đầy đủ sức mạnh.
Sự đáng sợ của bộ đôi F-35 và B61-12 từng được ông Victor Esin- nhà phân tích và nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada - Học viện Khoa học Nga cảnh báo.
Vị Đại tá, Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Chủ tịch thứ nhất - Học viện An ninh, Quốc phòng và Luật; đồng thời là cựu Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga tỏ ra rất e ngại bộ đôi trên.
Theo ông Esin, không giống như các phương tiện mang bom B61-12 khác, tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II có thể kích hoạt các cuộc tấn công cũng như chống không kích với mức độ hủy diệt và khả năng sống sót cao trước vũ khí của đối tượng thù địch.
Cần nhớ lại rằng hồi tháng 3-2018, đã có báo cáo rằng tiêm kích F-35I Adir của không quân Israel đã qua mặt tổ hợp phòng không S-300PMU-2 Favorit của Iran.
Tiêm kích F-35I Adir đã lượn nhiều vòng trên đầu các cơ sở hạt nhân mà không bị phát hiện, do vậy sẽ là rất khó khăn cho Iran khi phải đối đầu với lực lượng tác chiến của Mỹ có sức mạnh vượt trội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo