Tiêm kích MiG-35 tái sản xuất hàng loạt với radar AESA phát hiện F-22 cách 125 km
Rủi ro đối với kế hoạch xây nhà máy chế tạo xe tăng ở Ukraine của 'gã khổng lồ' vũ khí Đức / Moscow đang mổ xẻ vũ khí phương Tây nào?
Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải phỏng đoán mà kế hoạch tái sản xuất hàng loạt tiêm kích MiG-35 đã được công bố rộng rãi bởi những nguồn tin chính thống tại nước Nga.
Tại triển lãm quân sự quốc tế Aero India 2023, giám đốc điều hành Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) - ông Yuri Slyusar đã thông báo về kế hoạch sản xuất loạt MiG-35 mới.
Theo các chuyên gia Nga, ngành công nghiệp quốc phòng nước này lo ngại rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn sẽ không có đủ máy bay chiến đấu, chính vì lý do này mà UAC quyết định tiếp tục sản xuất hàng loạt MiG-35.
Thông thường, bất kỳ lực lượng không quân hiện đại nào cũng nên bao gồm 1/3 tiêm kích hạng nặng và 2/3 máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Đây là một đảm bảo trực tiếp cho sự thành công của các lực lượng vũ trang.
Theo giới phân tích, tiêm kích hạng nặng được thiết kế để giải quyết những nhiệm vụ chiến đấu phức tạp nhất, thậm chí bao gồm cả một số nhiệm vụ phi tiêu chuẩn.
Trong khi đó tiêm kích hạng nhẹ thực sự có mặt ở khắp mọi nơi, chúng thực hiện phần lớn các nhiệm vụ và có thể được đưa vào tình trạng chiến đấu bất cứ khi nào cần thiết. Chính vì lý do này mà UAC đang khôi phục dây chuyền lắp ráp MiG-35.
Tuy nhiên không có kế hoạch giao hàng nào cho năm hiện tại. Theo các phương tiện truyền thông Nga, lô sản xuất đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2024. Hiện vẫn chưa có thông tin về số lượng MiG-35 mà Không quân Nga muốn mua.
Hiện chỉ có 6 chiếc MiG-35 đã được sản xuất, ngoài ra còn 2 nguyên mẫu nữa. Tuy vậy các tiêm kích nói trên không thuộc thành phần trực chiến mà được biên chế cho đội bay trình diễn.
MiG-35 thực sự có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, có thể dễ dàng điều chỉnh bất kỳ loại vũ khí mới nhất nào cho chiếc máy bay chiến đấu hạng trung tối tân này, vì nguyên tắc "kiến trúc mở" được triển khai cho phép tích hợp trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thứ hai, tiêm kích MiG-35 sẽ được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AM. Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì một chiến binh giỏi phải có khả năng phát hiện kẻ địch càng sớm càng tốt để tiêu diệt.
Theo một số nguồn tin, trạm radar này có khả năng phát hiện bất kỳ mục tiêu nào với diện tích phản xạ hiệu dụng (RCS) khoảng 5 m² ở cự ly lên tới 225 km.
Điều này có nghĩa là mục tiêu như tiêm kích tàng hình F-22 có RCS 0,5 m² sẽ bị radar Zhuk-AM phát hiện ở khoảng cách 80 dặm (125 km), cự ly này tỷ lệ thuận với lũy thừa 4 của 10.
Những “chú chim” cũ hơn bao gồm F-15, F-16, F-18 sẽ xuất hiện trên radar của MiG-35 từ cự ly 200 km. Nhìn chung, chức năng của Zhuk-AM tương tự như khả năng của radar AM/APG-83 lắp trên tiêm kích F-16 nâng cấp.
Đây không chỉ là ý kiến của Nga, nhiều chuyên gia phương Tây cũng cho rằng MiG-35 là loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất mà Moskva đã ngừng sản xuất. Mặc dù thông tin về nó chủ yếu là theo thông số kỹ thuật, nhưng chúng không thể bỏ qua.
MiG-35 có thể theo dõi tới 30 mục tiêu và tấn công 6 đối tượng cùng lúc. Ngoài ra nó có khả năng "siêu cơ động" nhờ tích hợp động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều, mang được 5,5 tấn vũ khí và có tầm hoạt động 2.000 km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?