Quốc tế

Tiêm kích MiG-41 thế hệ thứ 6 của Nga sẽ bay ngay trong năm nay?

Tiêm kích MiG-41 ưu việt được cho là đang chuẩn bị vào biên chế và sẽ chính thức gia nhập Không quân Nga trong vòng 2 - 3 năm tới.

Ba Lan kí thỏa thuận mua gần 400 xe chiến thuật hạng nhẹ của Hàn Quốc / UAV tàng hình S-70 Okhotnik kết thúc thử nghiệm, sẵn sàng đi vào hoạt động

Theo các nhà báo Nga, tiêm kích MiG-41 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 hàng đầu thế giới và đã đến lúc nó bước ra

Theo các nhà báo Nga, tiêm kích MiG-41 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 hàng đầu thế giới và đã đến lúc nó bước ra "ánh đèn sân khấu" để thay thế MiG-31 Foxhound "đáng kính" nhưng đã cũ.

MiG-31 là tiêm kích lâu đời với thành tích ấn tượng, nó có thể tiêu diệt các vật thể ngay cả trong không gian gần, đánh chặn tên lửa đạn đạo và hành trình, trong khi biến thể MiG-31K sở hữu tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đầu tiên.

MiG-31 là tiêm kích lâu đời với thành tích ấn tượng, nó có thể tiêu diệt các vật thể ngay cả trong không gian gần, đánh chặn tên lửa đạn đạo và hành trình, trong khi biến thể MiG-31K sở hữu tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đầu tiên.

Bất chấp hiệu suất chiến đấu đặc biệt của tiêm kích MiG-31, nhu cầu về một máy bay đánh chặn tầm xa mới đã được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đặt ra từ lâu.

Bất chấp hiệu suất chiến đấu đặc biệt của tiêm kích MiG-31, nhu cầu về một máy bay đánh chặn tầm xa mới đã được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đặt ra từ lâu.

Nỗ lực hiện đại hóa sâu rộng đầu tiên là MiG-31M xuất hiện vào năm 1993. Tuy nhiên nó không bao giờ được đưa vào sản xuất do “khó khăn tài chính”, mà trên thực tế, đó là áp lực từ phương Tây do lo ngại Nga sẽ khôi phục sức mạnh.

Nỗ lực hiện đại hóa sâu rộng đầu tiên là MiG-31M xuất hiện vào năm 1993. Tuy nhiên nó không bao giờ được đưa vào sản xuất do “khó khăn tài chính”, mà trên thực tế, đó là áp lực từ phương Tây do lo ngại Nga sẽ khôi phục sức mạnh.

 

Những chiếc MiG-31 hiện tại đang được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM. Bản hiện đại hóa bao gồm các cải tiến về radar và hệ thống điện tử, tên lửa mới và phần mềm điều khiển vũ khí.

Những chiếc MiG-31 hiện tại đang được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM. Bản hiện đại hóa bao gồm các cải tiến về radar và hệ thống điện tử, tên lửa mới và phần mềm điều khiển vũ khí.

Tuy nhiên những chiếc Foxhound sẽ phải đối mặt với tương lai ngừng hoạt động hàng loạt. Lý do nằm ở sự cạn kiệt dự trữ thời gian phục vụ đối với khung thân ngay trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên những chiếc Foxhound sẽ phải đối mặt với tương lai ngừng hoạt động hàng loạt. Lý do nằm ở sự cạn kiệt dự trữ thời gian phục vụ đối với khung thân ngay trong thập kỷ tới.

Hoàn cảnh này đã dẫn đến sự ra đời của chương trình PAK DP, được phát triển dưới sự bảo mật nghiêm ngặt nhất. Vào năm 2019, giai đoạn nghiên cứu đã hoàn thành và đến năm 2021, một mẫu thử nghiệm đã được phát triển.

Hoàn cảnh này đã dẫn đến sự ra đời của chương trình PAK DP, được phát triển dưới sự bảo mật nghiêm ngặt nhất. Vào năm 2019, giai đoạn nghiên cứu đã hoàn thành và đến năm 2021, một mẫu thử nghiệm đã được phát triển.

 

Mẫu thử này dự kiến ban đầu sẽ bay vào năm 2025 và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2028. Đáng ngạc nhiên là các nhà thiết kế đã hoàn thành trước thời hạn hai năm, cho thấy nỗ lực không ngừng của họ.

Mẫu thử này dự kiến ban đầu sẽ bay vào năm 2025 và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2028. Đáng ngạc nhiên là các nhà thiết kế đã hoàn thành trước thời hạn hai năm, cho thấy nỗ lực không ngừng của họ.

Trong khi các thông số kỹ thuật của MiG-41 vẫn chưa được tiết lộ, báo chí suy đoán rằng nó sẽ có khả năng bắt kịp tốc độ của máy bay trinh sát siêu thanh tầm cao, tức là sẽ đạt vận tốc Mach 4,5 trở lên.

Trong khi các thông số kỹ thuật của MiG-41 vẫn chưa được tiết lộ, báo chí suy đoán rằng nó sẽ có khả năng bắt kịp tốc độ của máy bay trinh sát siêu thanh tầm cao, tức là sẽ đạt vận tốc Mach 4,5 trở lên.

Các báo cáo của Nga cho thấy MiG-41 sẽ hoạt động trong điều kiện cận không gian, đạt tốc độ cực lớn. Máy bay này được cho là có khả năng phóng vệ tinh vào quỹ đạo thấp, đánh chặn tên lửa siêu thanh và thực hiện nhiều chức năng khác.

Các báo cáo của Nga cho thấy MiG-41 sẽ hoạt động trong điều kiện cận không gian, đạt tốc độ cực lớn. Máy bay này được cho là có khả năng phóng vệ tinh vào quỹ đạo thấp, đánh chặn tên lửa siêu thanh và thực hiện nhiều chức năng khác.

 

Những khẳng định táo bạo này đã khiến Mỹ gọi MiG-41 là “ảo tưởng”. Mặc dù còn quá sớm để phân loại rõ ràng MiG-41 là sản phẩm thực tế hay

Những khẳng định táo bạo này đã khiến Mỹ gọi MiG-41 là “ảo tưởng”. Mặc dù còn quá sớm để phân loại rõ ràng MiG-41 là sản phẩm thực tế hay "đòn gió", nhưng dường như đã có tiến bộ đáng kể trong dự án PAK DP của Nga.

Các nhà phát triển máy bay khẳng định rằng MiG-41 sẽ đạt được tốc độ Mach 4,5. Ý tưởng phóng vệ tinh không phải là đặc biệt đột phá, tuy nhiên giới chuyên môn đã bắt đầu thảo luận cởi mở về khả năng mang tên lửa chống vệ tinh của máy bay.

Các nhà phát triển máy bay khẳng định rằng MiG-41 sẽ đạt được tốc độ Mach 4,5. Ý tưởng phóng vệ tinh không phải là đặc biệt đột phá, tuy nhiên giới chuyên môn đã bắt đầu thảo luận cởi mở về khả năng mang tên lửa chống vệ tinh của máy bay.

MiG-41 được phân loại thuộc thế hệ chiến đấu cơ 5++ và thậm chí có khả năng là thế hệ tiêm kích thứ 6. Hệ thống điện tử hàng không của nó không chỉ được thiết kế cho các chuyến bay có người lái.

MiG-41 được phân loại thuộc thế hệ chiến đấu cơ 5++ và thậm chí có khả năng là thế hệ tiêm kích thứ 6. Hệ thống điện tử hàng không của nó không chỉ được thiết kế cho các chuyến bay có người lái.

 

Do con người không cần thiết phải chịu đựng tình trạng quá tải lên đến 9G, quá trình thiết kế đã được thực hiện cho kế hoạch hoạt động của máy bay ở chế độ không người lái.

Do con người không cần thiết phải chịu đựng tình trạng quá tải lên đến 9G, quá trình thiết kế đã được thực hiện cho kế hoạch hoạt động của máy bay ở chế độ không người lái.

Nhưng nghịch lý về việc đạt tốc độ cận siêu thanh trong khi vẫn duy trì mức độ tàng hình hiệu quả rõ ràng là thách thức lớn. Khi đạt tốc độ 3.000 km/h, lớp phủ tàng hình có xu hướng xuống cấp nhanh chóng, khiến máy bay dễ bị phát hiện trên radar.

Nhưng nghịch lý về việc đạt tốc độ cận siêu thanh trong khi vẫn duy trì mức độ tàng hình hiệu quả rõ ràng là thách thức lớn. Khi đạt tốc độ 3.000 km/h, lớp phủ tàng hình có xu hướng xuống cấp nhanh chóng, khiến máy bay dễ bị phát hiện trên radar.

Việc sửa chữa để khôi phục khả năng tàng hình theo dự đoán là rất tốn kém. Điều này khiến giới chuyên gia tự hỏi làm thế nào nhóm thiết kế có thể giải quyết vấn đề dường như bất khả thi này.

Việc sửa chữa để khôi phục khả năng tàng hình theo dự đoán là rất tốn kém. Điều này khiến giới chuyên gia tự hỏi làm thế nào nhóm thiết kế có thể giải quyết vấn đề dường như bất khả thi này.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm