Trang bị hệ thống Afghanit cho xe tăng T-90M Proryv là nhiệm vụ bất khả thi
Starstreak không phải là vũ khí thần diệu trên chiến trường / Xe tăng AbramsX sẽ dễ dàng vô hiệu hóa UAV cảm tử
Văn phòng báo chí của Uralvagonzavod (UVZ) - nhà máy sản xuất thiết giáp hàng đầu của Nga mới đây cho biết, họ đã tăng gấp ba lần sản lượng đối với mẫu chiến xa hàng đầu của mình - xe tăng T-90M Proryv.
Uralvagonzavod nói rõ: “Trong năm trước, nhà máy đã tăng gấp ba lần nguồn cung cả xe tăng mới và xe tăng nâng cấp. Chúng tôi hiện đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất hơn nữa. Do đó, sự hiện diện của T-90M trong quân đội đang tăng lên đều đặn”.
Bất chấp thực tế trên, mẫu T-72B3M vẫn chiếm phần lớn trong đội hình xe tăng của Quân đội Nga. UVZ liên tục nâng cấp xe tăng T-72 được lưu trữ lên tiêu chuẩn B3M. Tỷ lệ T-72 so với T-90M trong Quân đội Nga hiện ở mức xấp xỉ 3/1.
Một số blogger Nga và chuyên gia quân sự phương Đông đã nhận định T-90M Proryv là mẫu xe tăng ưu việt nhất thế giới. Họ lập luận rằng chỉ có Challenger 2 của Anh mới có thể đối đầu với nó.
Khi so sánh, họ tin rằng Leopard 2 của Đức cùng với các xe tăng phương Tây khác kém hơn T-90M khi đánh giá các thuộc tính chính của xe tăng như vỏ giáp, tốc độ bắn, độ chính xác và tầm bắn.
T-90M được công nhận là loại xe tăng đáng gờm và được bảo vệ tốt nhất của Nga. T-72 được đánh giá cao về độ tin cậy, trong khi T-80 thu hút sự chú ý nhờ tốc độ ấn tượng. Mỗi chiếc xe tăng phục vụ một mục đích riêng lẻ.
Điều đáng chú ý là UVZ không chỉ sản xuất T-90M Proryv mà còn sản xuất một biến thể nâng cấp được gọi là Proryv-3 có tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn nhiều.
T-90M Proryv-3 được coi là có thể chống lại các vũ khí tấn công khác nhau, bao gồm UAV, tên lửa, đạn pháo... Tuy nhiên nhiều người cho rằng chiếc xe tăng này cần một hệ thống phòng vệ chủ động, chứ không chỉ các bộ phận riêng lẻ.
Mặc dù vậy, xe tăng T-90M đã chứng tỏ khả năng sống sót của mình khi chịu được số lần trúng đạn chưa từng có, qua đó cho thấy có thể hoạt động hiệu quả mà không cần Afganit APS tích hợp đầy đủ.
Do chi phí cao của các hệ thống phòng vệ chủ động, việc trang bị Afganit cho mọi xe tăng là không thực tế.
Một hệ thống phòng vệ chủ động bao gồm các cảm biến phát hiện đường đạn tới và phản ứng bằng cách phóng đạn đánh chặn. Về cơ bản, đây là hệ thống phòng không "cá nhân hóa" của xe tăng.
Một trong những lý do chính khiến không phải tất cả xe tăng T-90M Proryv đều có Afganit APS là chi phí quá cao, đặc biệt khi những biện pháp trừng phạt đã tạo ra những hạn chế trong việc tiếp cận vật liệu và linh kiện cần thiết.
Giả sử tuyên bố của Uralvagonzavod là chính xác và nhà máy đang sản xuất khoảng 300 xe tăng hàng tháng, thì hầu như không thể triển khai APS trong mỗi chiến xa.
Chi phí đáng kể cùng với sự khan hiếm các thành phần điện tử, đặc biệt là chip xử lý tốc độ cao đã khiến cho việc sản xuất 300 tổ hợp Afganit APS trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
Thay vì xe tăng T-90M Proryv, tổ hợp APS Afghanit này có lẽ chỉ được Nga ưu tiên trang bị cho dòng T-14 Armata được xác định là cao cấp hơn gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, số lượng không lớn của T-14 Armata cũng khiến cho việc tích hợp Afghanit APS trên mọi chiến xa loại này trở nên dễ dàng hơn nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo