Quốc tế

Tiêm kích Su-75 Checkmate liên tiếp thất bại trước Rafale, nguyên nhân do đâu?

Tiêm kích Su-75 Checkmate sau những lời quảng cáo rất ấn tượng của Nga đã liên tiếp bị Rafale loại khỏi thị trường UAE cũng như Ấn Độ, điều này cho thấy rõ sự bất ổn của nó.

4 tiêm kích đa năng Su-30SM Nga đồng loạt phóng 8 tên lửa không đối không / Iran phát triển HGV có khả năng vượt hệ thống phòng không, tự chuyển hướng nhiều lần

Tiêm kích Su-75 Checkmate là sản phẩm của Phòng thiết kế Sukhoi. Chiếc máy bay chiến đấu ban đầu được xác định phục vụ việc xuất khẩu ra nước ngoài, bằng chứng là nó được quảng cáo rất sáng tạo.

Với số tiền chỉ 25 - 30 triệu USD đối tác có thể sở hữu một phương tiện chiến đấu tối ưu về đặc tính kỹ thuật, chiến thuật và chi phí bảo dưỡng sau này. Tuy nhiên bất chấp lời giới thiệu, triển vọng của Su-75 đang bị đặt dấu hỏi lớn.

Trong số các khách hàng tiềm năng nổi lên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), trong những năm gần đây quan hệ của họ với Mỹ không tốt do gia tăng mối liên hệ với kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc quan tâm đến dầu mỏ của UAE còn Dubai muốn có công nghệ 5G của Huawei. Trước thực tế trên, thương vụ mua 50 tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 do Mỹ sản xuất đang lâm vào ngõ cụt.

UAE cần chiến đấu cơ mạnh mẽ để ngăn chặn khả năng tấn công của Israel. Ngoài ra họ có thể mua tiêm kích Chengdu J-20 của Trung Quốc, nhưng điều này chắc chắn sẽ trở thành một trở ngại cực lớn trong mối quan hệ với Mỹ.

Checkmate được định vị là một giải pháp thay thế cho F-35, vốn đắt hơn và khó bảo trì, nhưng đơn đặt hàng dành cho nó chưa bao giờ được thực hiện. Rõ ràng đối với UAE, "vũ điệu vòng tròn" xung quanh tiêm kích Nga là một cách để trêu chọc người Mỹ.

Thay vì Su-75, UAE đã ký hợp đồng mua 80 máy bay chiến đấu Rafale F4 của Pháp, trị giá tổng cộng 19 tỷ USD. Tại Văn phòng thiết kế Sukhoi, sau khi phát hiện ra điều này, họ đã tỏ ra cực kỳ thất vọng về đối tác Trung Đông của mình.

Tuy vậy lý do rất dễ hiểu, Checkmate là một loại máy bay đầy hứa hẹn, nhưng cho đến nay nó chỉ tồn tại ở dạng bản thiết kế và mô hình. Nguyên mẫu dự kiến chỉ cất cánh vào năm 2023, sản xuất loạt thử nghiệm vào năm 2026.

Đồng thời chưa thể chắc chắn liệu chi phí cuối cùng có ở mức 25 - 30 triệu USD được công bố hay không. Có thể ở đây máy bay sẽ được bán trong cấu hình tối thiểu, và đối tác cần phải đổ thêm rất nhiều tiền để nhận được khả năng chiến đấu đủ tin cậy.

Để khắc phục những lo ngại từ đối tác, trước tiên Su-57 phải được tạo ra, đưa vào kiểm tra, thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế, chẳng hạn như ở Syria, đồng thời xác định và loại bỏ những "căn bệnh thời thơ ấu" không thể tránh khỏi.

Cũng không tệ khi Checkmate được Bộ Quốc phòng Nga chính thức chấp nhận đưa vào thành phần tác chiến. Đây sẽ là quảng cáo tốt nhất cho chiếc tiêm kích, bổ sung cho những lời giới thiệu vốn đã rất ấn tượng.

Không có gì ngạc nhiên khi UAE quyết định mua tiêm kích Rafale của Pháp, nhưng điều bất ngờ là Su-75 Checkmate cũng không nhận được sự quan tâm đủ lớn từ khách hàng truyền thống của vũ khí Nga là Ấn Độ.

Như đã biết, New Delhi cần một lực lượng không quân hùng hậu và hiện đại để ngăn chặn tiềm năng tấn công đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Không quân Ấn Độ có thể được tăng cường sức mạnh bằng tiêm kích tàng hình 2 động cơ hạng nặng Su-57 Felon và tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ thuộc thế hệ thứ năm Su-75 Checkmate.

Su-75 thậm chí còn được xem là lựa chọn hoàn hảo để thay thế các máy bay chiến đấu MiG-29K / KUB đã lỗi thời, nhất là khi Hải quân Ấn Độ cần một tiêm kích hạng nhẹ hiện đại để biên chế cho 3 tàu sân bay mới.

Nhưng đáng tiếc Su-75 vẫn chưa tồn tại ở biến thể cơ bản hay phiên bản thử nghiệm. Thậm chí chiếc Su-57 cũng chẳng được Ấn Độ quan tâm, bất chấp việc nó chỉ còn phải chờ đợi động cơ thế hệ mới Izdeliye 30.

Kết quả Hải quân Ấn Độ đã lựa chọn phiên bản hải quân của tiêm kích Rafale, đây là đòn giáng mạnh tiếp theo vào ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga nói chung cũng như tiêm kích Su-75 Checkmate nói riêng.

Trước những diễn biến bất lợi liên tiếp, để Su-75 Checkmate thuyết phục được khách hàng tiềm năng thì rõ ràng Nga phải hoàn thiện nó càng sớm càng tốt, chứ không thể trông mong đối tác sẽ chấp nhận đổ tiền ra nhằm giúp Moskva làm nốt công việc còn dở dang.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm