Quốc tế

Tiết lộ sốc: SR-71 Blackbird chuẩn bị "tái xuất" dưới dạng UAV siêu thanh SR-72

DNVN - Trong cuộc đua vũ khí siêu thanh có vẻ như Mỹ đang đánh mất ưu thế trước Nga và Trung Quốc, cho nên để duy trì sự áp đảo vượt trội thì Washing buộc phải tính tới giải pháp tái sử dụng một số nền tảng phương tiện cũ.

Nga tuyên bố làm chủ công nghệ trực thăng chiến đấu có tốc độ không tưởng / Việt Nam tích hợp thành công rocket Mỹ cho Mi-24A trong chiến tranh biên giới

Trang Popular Mechanics đã đăng tải một thông tin rất đáng chú ý, đó là Mỹ đã quyết định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án SR-72 - phương tiện bay siêu thanh không người lái được phát triển dựa trên nền tảng máy bay trinh sát SR-71 Blackbird.

Dự kiến UAV SR-72 có thể đạt tới tốc độ tối đa Mach 6 (tức là gấp đôi con số Mach 3 của SR-71), để làm được điều này thì động cơ cũng như khung thân của SR-72 sẽ phải được gia cố thật đặc biệt. Công nghệ cốt lõi khiến SR-72 có thể vươn tới tốc độ khủng khiếp như trên chính là dựa vào những thành tựu thu được từ quá trình phát triển tên lửa siêu thanh Falcon 2.

Chiếc UAV siêu thanh chế tạo dựa trên thiết kế SR-71 BlackBird sẽ chính thức ra mắt trong thập niên 2020 và nguyên mẫu được tiến hành thử nghiệm sau thời gian này. Ngoài phiên bản UAV trinh sát tầm cao, Mỹ còn công bố một chương trình song song nhằm biến chiếc SR-72 thành nền tảng triển khai vũ khí tấn công siêu thanh.

Máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Sự quay trở lại bầu trời của chiếc SR-71 Blackbird dưới dạng UAV siêu thanh SR-72 chắc chắn sẽ khiến nhiều đối thủ của Mỹ phải giật mình kinh sợ, vì trải qua hàng thập kỷ tồn tại thì SR-71 vẫn là một trong những phương tiện khó bị bắn hạ nhất.

Tính năng và lịch sử hình thành SR-71 Blackbird có thể được tóm tắt trong vài nét cơ bản như đây: là máy bay trinh sát tốc độ cao do Tập đoàn Lockheed chế tạo cho Không quân Mỹ vào thập niên 1960, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 22/12/1964.

SR-71 Blackbird có vai trò thọc sâu vào lãnh thổ đối phương để thu thập tin tức tình báo, đây là loại máy bay đầu tiên của Mỹ được thiết kế với khả năng tán xạ sóng radar, nó có vận tốc tối đa đạt Mach 3 (3.300 km/h), trần bay 25,9 km và tầm hoạt động 5.230 km.

Động cơ của SR-71 được thiết kế đặc biệt để máy bay có thể hoạt động ở thời gian dài khi di chuyển với tốc độ Mach 3, ngoài ra chiếc phi cơ còn có khoang chứa khí oxy để bơm vào buồng lái khi đang làm việc ở độ cao trên 24.000 m.

 

Ước tính 93% vật liệu cấu thành SR-71 là Titan, giúp máy bay nhẹ, bay cao và nhanh hơn so với vật liệu thông thường. Lớp vỏ SR-71 có thể chịu nhiệt tới 482 độ C, giúp nó không bị biến dạng hoặc hư hại do ma sát với không khí khi bay ở tốc độ lớn.

Tốc độ bay nhanh đến mức kinh ngạc cho phép nó thu thập nhiều thông tin tình báo về địa hình, vị trí quân địch. SR-71 có thể xâm nhập không phận để chụp ảnh rồi nhanh chóng thoát ra khi đối phương chưa kịp trở tay.

SR-71 Blackbird sẽ tái xuất dưới dạng UAV mang mã định danh SR-72. Ảnh: NASA.

SR-71 Blackbird sẽ tái xuất dưới dạng UAV mang mã định danh SR-72. Ảnh: NASA.

Mặc dù có tốc độ rất cao nhưng khả năng cơ động trong phạm vi hẹp của SR-71 lại khá hạn chế. Máy bay không thể thực hiện động tác nhào lộn tránh tên lửa như các chiến đấu cơ thông thường.

 

Ngoài ra giá thành khai thác cũng như bảo dưỡng cho SR-71 là vô cùng đắt đỏ, bởi vậy khi Quân đội Mỹ xây dựng được mạng lưới UAV trinh sát - tấn công hoàn chỉnh thì chiếc Blackbird đã phải nhận sổ hưu.

Nhưng nay khi quyết tâm khôi phục nền tảng này dưới dạng SR-72, có lẽ các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp Mỹ khắc phục đầy đủ nhược điểm và phát huy thêm ưu điểm của chiếc SR-71, nhằm trao cho nó một "cuộc sống mới".

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm