Tìm hiểu cách Hải quân Mỹ bảo vệ tàu sân bay trên biển
Tàu sân bay là một trong những phương tiện chiến đấu hiện đại nhất của Hải quân Mỹ với giá trị nghiên cứu chế tạo lên tới hàng tỷ USD, do đó khi tác chiến trên biển chúng được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Chị gái Nhà vua Thái Lan bất ngờ bị hủy tư cách tranh cử thủ tướng / Tai nạn đường sắt tại Tây Ban Nha, 100 người bị thương
Dựa theo các báo cáo chính thức của Lầu Năm Góc, ở thời điểm hiện tại Hải quân Mỹ có trong biên chế 10 tàu sân bay hạt nhân và 1 tàu khác đang trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên để các tàu sân bay của Mỹ có thể hoạt động trên biển chúng lại cần đến ít nhất 10 tàu chiến đi theo hộ tống.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, đội hình tác chiến của một biên đội tàu sân bay Mỹ được bố trí rất cẩn mật và khoa học để đảm bảo khả năng tác chiến cũng như chi viện chiến đấu một cách hiệu quả nhất.
Theo đó, ở vị trí trung tâm của đội hình là tàu sân bay; lực lượng bảo đảm hậu cần được bố trí ở hai bên; phía trước đội hình là lực lượng trinh sát và lực lượng thu hút hỏa lực của đối phương nhằm bảo vệ an toàn tối đa cho tàu sân bay.
Đội hình tàu sân bay Mỹ khí cơ động. Ảnh: Wikipedia |
Trong quá trình di chuyển, do đặc điểm của biên đội tàu sân bay là đội hình trải dài; số lượng tàu chiến nhiều; tiết diện lộ diện đội hình lớn nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các tên lửa chống hạm đối phượng. Do đó, để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong hoạt động bảo đảm an ninh, phương thức bảo vệ một biên đội tàu sân bay được bố trí thành 3 khu vực.
Thứ nhất là khu vực phòng thủ tầm gần với cự ly phòng thủ từ 0 - 30m. Lực lượng bảo đảm phòng thủ tại khu vực này là hệ thống phòng thủ tầm gần được bố trí trên các tàu khu trục và các tên lửa phòng thủ tầm gần đảm nhiệm. Đây là lớp bảo vệ cuối cùng cho tàu sân bay khi bị đối phương tấn công.
Thứ hai là khu vực bảo vệ tầm trung với cự ly tác chiến là 30 - 150m. Thành phần lực lượng chủ yếu của khu vực phòng thủ này là hệ thống chiến đấu Aegis, máy bay chiến đấu F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-18. Lực lượng này hình thành một lớp phòng thủ dày đặc với bán kính tác chiến là 500m và là khu vực phòng thủ chủ yếu của tàu sân bay.
Đội hình tàu sân bay Mỹ khí cơ động. Ảnh: Wikipedia |
Thứ ba là khu vực phòng thủ tầm xa với cư ly tác chiến từ 150 - 1.400m. Thành phần lực lượng chính gồm các biên đội tàu trinh sát, máy bay giám sát, trinh sát dưới sự chỉ huy tác chiến của các máy bay cảnh báo sớm E-3A và E-2C.
Đây là tuyến bảo vệ ngoài cùng của một biên đội tàu sân bay Mỹ. Ngoài ra, các biên đội tàu sân bay Mỹ khi hoạt động trên biển còn thường xuyên nhận được các báo cáo tình báo từ vệ tinh trinh sát quân sự tại khu vực đó để kịp thời cập nhật mọi tình hình ở cả trên biển và trên không.
Như vậy, với lực lượng trinh sát, tác chiến điện tử đa tầng như vậy đã giúp cho một biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ có khả năng nắm bắt tình hình trên phạm vi rộng lớn lên tới gần 1.000km.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo