Quốc tế

Tổ hợp EW của Nga - Bylina đã buộc F-35, F-22 về xưởng sửa chữa

Trí tuệ nhân tạo bắt đầu nắm quyền điều khiển "Krasukha", "Judoist” và” "Infauna".

Bị Iran tấn công tên lửa, 110 lính Mỹ sốc nặng, cấp cứu khẩn và được... thưởng huy chương? / Tiêm kích Anh "uy hiếp nghiêm trọng" máy bay săn ngầm Nga

To hopEW Nga Bylina buoc F-35, F-22 ve xuong sua chua
Ảnh: MOD Nga / qua Globallookpress.com

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đang ráo riết chuẩn bị để bàn giao một số lượng lớn hệ thống tự động hóa chỉ huy- điều khiển lữ đoàn tác chiến điện tử RB-109A “Bylina” (“Sử thi”-ND) cho Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) LB Nga.

Hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo này sẽ tự động lựa chọn và xác định những phương pháp hiệu quả nhất để làm tê liệt và phá hủy các thành tố điện tử trên vũ khí của đối phương. Để chặn đứng các hoạt động tấn công hoặc trinh sát của kẻ thù, chỉ cần triển khai tổ hợp và bật công tắc nguồn nuôi.

Tổ hợp “Bylina" được chế tạo tại Tập đoàn "Roselectronika" (Tập đoàn “Điện tử Nga”). Dự án tiến hành công tác khoa học- nghiên cứu cùng tên (“Bylina”) đã được hoàn thành vào năm 2016.

Sau đó, tổ hợp được đưa đi thử nghiệm cấp nhà nước. Tổ hợp hoàn thành xuất sắc các đợt thử nghiệm tại các đơn vị vào năm sau (2017) trong thời gian diễn ra cuộc tập trận chung Nga- Belarus “HướngTây-2017”.

Căn cứ vào các kết quả thử nghiệm trên thực địa và kết quả tập trận, Bộ Quốc phòng Nga đã ra quyết định trang bị RB-109A “Bylina” cho tất các lữ đoàn tác chiến điện tử Nga (theo các nguồn tin công khai thì mỗi quân khu, mỗi hạm đội có một lữ đoàn tác chiến điện tử-ND).

 

Một thời gian ngắn sau đó, Bộ Tham mưu Lục quân Nga có ra tuyên bố là trước hết, những tổ hợp “Bylina” đầu tiên sẽ được trang bị cho Bộ đội Vô tuyến kỹ thuật (Bộ đội Radar) Nga vào năm 2018.

Còn tất cả các lữ đoàn tác chiến điện tử khác sẽ được trang bị các tổ hợp này xong trước năm 2025.

Sau khi “Bylina” được triển khai tại vị trí chiến đấu, trí tuệ nhân tạo cài trong hệ thống máy tính “Bylina” sẽ xử lý hai “công đoạn chuẩn bị làm việc” cùng lúc, thời gian xử lý hai công đoạn này mất khoảng vài giây.

Đầu tiên, nó “nắm” lại tất cả các phương tiện tác chiến điện tử có trong trang bị của lữ đoàn tác chiến điện tử và “giành quyền” kiểm soát các phương tiện đó, đồng thời kết nối liên lạc với Ban tham mưu lữ đoàn, với các trung tâm chỉ huy các tiểu đoàn và đại đội.

Việc trao đổi thông tin và các mệnh lệnh được tiến hành ở chế độ thời gian thực.

 

Tiếp theo, nó phân tích một cách chi tiết tình huống vô tuyến trong một khu vực có bán kính hàng trăm km.

Phát hiện và bám chặt các trạm phát sóng vô tuyến, các hệ thống thông tin liên lạc, các đài radar, cả radar mặt đất và radar trên không, các máy bay phát hiện từ xa và điều khiển (AWACS), các vệ tinh phục vụ các tổ hợp trên không và trên mặt đất của đối phương.

Theo các nhà thiết kế “Bylina” khẳng định thì ngay cả các máy thu phát sóng vô tuyến cá nhân của bộ đội và lính biệt kích đối phương cũng là “mục tiêu” kiểm soát của “Bylina”.

Và đến lúc đó, “Bylina” xác định những mục tiêu quan trọng hàng đầu cần chế áp trước.

Tiếp theo, “Bylina” cũng xác định các phương pháp tác động điện tử hiệu quả nhất để chế áp các mục tiêu và sau đó truyền về từng tổ hợp tác chiến điện tử cụ thể có trong trang bị của lữ đoàn các lệnh chế áp những hệ thống điện tử của đối phương đã được chọn- trong các mệnh lệnh đó chỉ rõ tần số, chu kỳ, công suất phát sóng và mã chặn.

 

Và như vậy, hoạt động của hệ thống mặt đất và trên không của đối phương bị chế áp, các kênh liên lạc của thiết bị đối phương với vệ tinh bị chặn. Tổ hợp “Bylina” cũng có thể “bóp méo” các thông tin đối phương truyền cho nhau.

Còn một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nữa mà “Bylina” phải giải quyết – đó là không để cho hoạt động của các tổ hợp của lữ đoàn tác chiến điện tử ‘gây khó” cho cho các phương tiện kỹ thuật của “quân ta”.

Và như vậy, có thể coi tổ hợp “Bylina” vừa là “một nhà điều hành”, vừa là một hệ thống tự động hóa hỗ trợ quá trình ra các quyết định- mệnh lệnh của người chỉ huy. Việc sử dụng hệ thống này cho phép tăng hiệu quả tác chiến của các lữ đoàn tác chiến điện tử lên 20-30%.

Hệ thống “Bylina” được lắp trên năm (5) xe tải KAMAZ địa hình. Trên các thùng xe kín của các xe này có lắp đặt các thiết bị điện tử, các phương tiện thông tin liên lạc và thiết bị đảm bảo sinh hoạt cho kíp trắc thủ để họ có thể hoạt động độc lập trong các điều kiện dã chiến.

To hopEW Nga Bylina buoc F-35, F-22 ve xuong sua chua
F-35 Mỹ, nạn nhân của “Bylina” Nga

Trên mỗi xe có trang thiết bị riêng. Một xe chở các trang thiết bị chì huy- tham mưu, 2 xe tham mưu, 2 xe điều khiển và liên lạc.

 

Và như vậy, “Bylina” có thể biến nguồn lực của một lữ đoàn tác chiến điện tử, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên sâu và khu vực triển khai, thành một loại vũ khí điện tử độc đáo.

Loại vũ khí này không chỉ có khả năng chế áp hoạt động của các thiết bị điện tử của đối phương, mà đôi khi còn loại nó khỏi vòng chiến đấu. Và đó chính là những gì đã được chứng minh một cách “rực rỡ” vào tháng 2 vừa qua tại Syria, cụ thể:

Tờ báo chuyên ngành quân sự Mỹ “The National Interest” hồi giữa tháng 2 vừa qua đã cho đăng tải một bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó có nội dung nhấn mạnh là các tổ hợp tác chiến điện tử Nga bố trí tại một căn cứ Nga ở Syria đã làm hư hại nghiêm trọng 2 chiếc máy bay tiêm kích tiên tiên nhất của Mỹ - F-22 và F-35.

Trong báo cáo trên cũng có chi tiết xác nhận rằng do tác động năng lượng của các tổ hợp Nga nhằm vào những máy bay này, các phi công điều khiển đã mất định hướng và khó khăn lắm mới đưa được máy bay trở về căn cứ.

Sau khi kiểm tra trên mặt đất các máy bay tiêm kích nói trên, nhân viên kỹ thuật đã phát hiện một số trục trặc nghiêm trọng trong hoạt động của một số mạch và linh kiện điện tử, và chắc chắn, những linh kiện này sẽ phải thay mới hoàn toàn.

 

The National Interest nhận định: “Đây là thêm một dấu hiệu nữa cho thấy đấy không phải là một trục trặc kỹ thuật đơn giản, mà đã là tác động của một loại vũ khí điện tử nào đó. - Người Nga đầu tư rất mạnh cho các hệ thống phát tín hiệu giả có thể truyền những tín hiệu GPS giả mạnh gấp 500 lần tín hiệu GPS thật khiến các hệ thống dẫn đường bị lệch hướng nhiều dặm".

Đã từ lâu và đã có rất nhiều người biết là các quân nhân Nga đang sử dụng tổ hợp tác chiến điện tử “Krasukha-4” tại Syria.

Tổ hợp này có chức năng gây nhiễu chọc mù các radar đối phương và chế áp các vệ tinh gián điệp để làm gián đoạn hoạt động của chúng. Nhưng lại không một ai biết những tác động nào của nó đã loại các thiết bị điện tử của đối phương ra khỏi vòng chiến.

Trong trường hợp này, có thể xảy ra hai khả năng. (1) Kỹ thuật tác chiến điện từ- đó là một lĩnh vực bí mật đặc biệt.

Chính các tướng lĩnh Mỹ cũng phải thừa nhận là Mỹ tụt hậu rất xa so với Nga trong lĩnh vực này- một lĩnh vực đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu và những thành tựu khoa học hết sức nghiêm túc.

 

Lấy vì dụ như hiện đang tồn tại một tổ hợp tác chiến điện tử siêu mật có tên là "Samarkand", nhưng ngay đến chức năng của nó là gì thì cũng không một ai biết.

Vì vậy, chúng ta có thể tạm đưa ra giả thuyết là trong trường hợp nói trên với “Krasukha-4” thì tất cả các khả năng của nó trước đây chưa được tiết lộ hết. Và khi đến Syria, nó mới hé lộ thêm một chút nữa những khả năng bí mật của mình.

Cũng có thể có khả năng khác là hiện tại Syria đang có một tổ hợp tác chiến điện tử mới nào đó được thử nghiệm. Dù không hề có bất kỳ một tuyên bố chính thức nào về vấn đề này. Dù vậy thì trên thực tế, những việc làm “mờ ám” như vậy là chuyện “cơm bữa" tại Syria.

“Krasukha-4” khi làm việc có kết nối với một tổ hợp khác – đó là “Matxcova-1”. Tổ hợp “Matxcovà-1” tiến hành trinh sát vô tuyến và truyền các dữ liệu về tình huống vô tuyến điện tử trong một khu vực có bán kính 400km về tổ hợp “Krasukha-4”.

Và sau đó, tổ hợp "Krasukha-4" sẽ bắt đầu "phục vụ" những nguồn phát sóng của đối phương mà “Matxcvova -1” đã định vị được. Người ta cũng biết rằng tại Syria còn có tổ hợp tác chiến điện tử "Rychag-AB" trên máy bay lên thẳng.

 

Còn về mọi thứ (tổ hợp) còn lại khác - không một nửa lời. Nhưng chắc chắn không nói không có nghĩa là không có, bởi vì lĩnh vực kỹ thuật quân sự này (tác chiến điện tử) đang phát triển bùng nổ.

Vì vậy, các tổ hợp tác chiến điện tử khác của Nga cũng cần phải được “thử lửa” và “trui rèn” trong các điều kiện tác chiến thực tế.

Và sau đây là những gì (tổ hợp nào) đã được chế tạo tại Nga trong lĩnh vực này thời gian gần đây.

Tổ hợp “Divnomorye-U” có thể kết nối với “Krasukha-4” và “Matxcova-1”.

Tổ hợp "Rtut-BM" phát hiện các đầu đạn pháo có ngòi nổ vô tuyến của đối phương. Và tác động lên chúng, kích nổ trước đầu đạn hoặc tên lửa của đối phương. Tổ hợp này bảo vệ sinh lực và trang thiết bị kỹ thuật quân sự của “quân ta” trên một khu vực có diện tích tới 50 ha.

 

Tổ hợp "Murmansk-BN" chế áp liên lạc sóng ngắn của đối phương từ cự ly lớn.

Tổ hợp “Borisoglebsk-2” chế áp liên lạc của các mục tiêu- vật thể được điều khiển bằng sóng vô tuyến, ví dụ như máy bay không người lái, với các trung tâm chỉ huy.

Nó cũng có khả năng làm gián đoạn liên lạc vệ tinh.

Tổ hợp “Infauna” có nhiệm vụ trinh sát vô tuyến và cũng bảo vệ chống lại các loại mìn –vật liệu nổ kích nổ bằng sóng vô tuyến.

Tổ hợp "Palantin" được sử dụng để chặn liên lạc vô tuyến trên các băng tần HF và VHF và làm gián đoạn liên liên lạc điện thoại di động.

 

Các tổ hợp “Plavsk”, “Judoist”, “Svet” – các tổ hợp có chức năng bảo vệ chống xâm nhập mạng thông tin.

Và những gì vừa được liệt kê ở trên chỉ là một phần nhỏ của những gì đã được chế tạo tại Tập đoàn KRET (Tập đoàn “Công nghệ vô tuyến điện tử”-ND), Tập đoàn “Roselectronika” (“Điện tử Nga”), Tập đoàn “Almaz-Antey” và một số công ty tư nhân khác .

Và sẽ có nhiều trong số những tổ hợp này, sau khi được tích hợp và hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống “Bylina”, sẽ còn phát huy hiệu quả tác chiến hơn nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm