Quốc tế

Triển khai 'mắt thần' khóa chặt tàu NATO ở Biển Đen

Quân đội Nga đã bắt đầu triển khai hệ thống theo dõi tự động tối tân nhằm vào đối tượng là tàu chiến nước ngoài hoạt động trên vùng Biển Đen.

Hải quân Nga lần đầu tập trận chung với NATO sau gần 1 thập kỷ / Tại sao NATO phải 'khiếp sợ' tên lửa S-400 của Nga?

Trang Avia-pro cho biết, Quân đội Nga đã bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn đối với hệ thống giám sát bề mặt mới nhất do nước này phát triển có tên gọi "Chiến lược", khu vực triển khai đầu tiên chính là ở Biển Đen, việc sử dụng hệ thống theo dõi nói trên là bước đi "mang tính cách mạng".

Dựa trên thông tin có được, hệ thống giám sát "Chiến lược" hoạt động theo cách hoàn toàn tự động và cho phép nhanh chóng xác định chủng loại tàu, sẽ ngay lập tức thông báo cho Quân đội Nga về sự xuất hiện của mối đe dọa dù là nhỏ nhất.

“Như nhà phát triển đã công bố, hệ thống Chiến lược giúp nhận dữ liệu từ những đài radar cảnh báo sớm, có khả năng phát hiện các mục tiêu trên bề mặt ở phạm vi lên tới vài trăm km".

"Tổ hợp sẽ theo dõi tự động, xử lý dữ liệu về quyền sở hữu của các con tàu, đặc biệt là những chiến hạm NATO đi vào Biển Đen từ Địa Trung Hải, đồng thời ghi lại cách tiếp cận của những tàu mặt nước đối phương tới biên giới hoặc khu vực bị cấm", trang RBC đưa tin.

Trien khai 'mat than' khoa chat tau NATO o Bien Den
Tàu chiến mặt nước của NATO ngay khi tiến vào Biển Đen sẽ tự động bị theo dõi.

Theo báo chí Nga, một trong những lý do giải thích cho sự phát triển của việc áp dụng hệ thống theo dõi tàu mặt nước mới nhất trên vùng biển Biển Đen chính là bởi những hành động khiêu khích của NATO, khi liên minh quân sự thường xuyên điều tàu chiến của mình tới đây.

Nhờ sử dụng hệ thống "Chiến lược", Quân đội Nga sẽ liên tục nhận biết được bất kỳ chuyển động nào của tàu chiến nước ngoài trong khu vực Biển Đen, điều này sẽ cho phép Moskva nhanh chóng đưa ra phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa nào.

Giới chuyên gia quân sự không loại trừ rằng trong tương lai, hệ thống giám sát tự động đặc biệt này có thể sẽ được Nga triển khai ở các khu vực khác, ví dụ như biển Baltic hay châu Á - Thái Bình Dương.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm