Triều Tiên thành công khi chế tạo được 'đoàn tàu tử thần Liên Xô'?
Mỹ dùng phương pháp cây gậy và củ cà rốt để chống lại tiêm kích Su-35 Nga / Siêu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, kỳ quan công nghệ quân sự Liên Xô
Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) ngày 15/1 đưa tin quân đội Triều Tiên tổ chức một cuộc diễn tập phóng tên lửa trên tàu hỏa trước đó một ngày để "kiểm tra và đánh giá mức độ thành thạo trong các quy trình tác chiến của trung đoàn tên lửa đường sắt".
KCNA đưa tin cuộc diễn tập được tổ chức ngay sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên. Tuy nhiên lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không thị sát cuộc diễn tập lẫn vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa.
Trung đoàn tên lửa đường sắt phóng "hai tên lửa dẫn đường chiến thuật" đánh chính xác vào mục tiêu ở bờ biển phía đông. "Trung đoàn đã chứng tỏ khả năng cơ động và tỷ lệ trúng đích cao", KCNA đưa tin.
Triều Tiên lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo từ bệ phóng đường sắt hồi tháng 9/2021. Mẫu tên lửa này được đặt trong khoang toa hàng thông thường, được thiết kế nhằm phản công bất cứ lực lượng nào tấn công Triều Tiên.
Đây là lần thứ ba Triều Tiên thử tên lửa trong năm 2022 và diễn ra chỉ ba ngày sau vụ thử gần nhất. Trước đó, Triều Tiên ngày 5/1 và 11/1 phóng tên lửa đạn đạo mang phương tiện lướt siêu vượt âm có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không hiện có.
Vụ thử tên lửa phóng từ tàu hỏa ngày 14/1 diễn ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên chỉ trích Mỹ theo đuổi các lệnh trừng phạt mới từ Liên Hợp Quốc nhằm vào họ sau loạt vụ thử tên lửa. Triều Tiên gọi đây là hành vi khiêu khích và cảnh báo đáp trả mạnh mẽ.
Mỹ lên án vụ thử tên lửa ngày 14/1 của Triều Tiên, cho rằng hoạt động gây ra mối đe dọa với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Mỹ cũng nhắc lại lời kêu gọi tái khởi động các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ.
Bình Nhưỡng khẳng định các vụ thử tên lửa nằm trong quyền tự vệ có chủ quyền của họ. Triều Tiên cáo buộc Mỹ cố tình làm leo thang tình hình bằng các lệnh trừng phạt mới.
Giới chuyên gia nhận định lực lượng tên lửa đường sắt sẽ giúp Triều Tiên có thêm phương án nhanh chóng phân tán lực lượng, đặt ra nhiều thử thách cho quá trình phát hiện và giám sát của đối phương.
Loại vũ khí này được Liên Xô phát triển để phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược, nhằm đối phó với các hạm đội tàu ngầm hạt nhân uy lực của Mỹ.
Một đoàn tàu hạt nhân Liên Xô thường có 11 toa, trong đó có 7 toa dành cho trung tâm chỉ huy, 3 toa để phóng tên lửa, còn một toa chứa nhiên liệu và động cơ tên lửa dự trữ.
Bên trong toa phóng là tên lửa RT-23 Molodets (NATO định danh SS-24 Scalpel), có trọng lượng 126 tấn, dài 23m, đường kính 2,4m.
Mỗi tên lửa này chứa 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn hơn 10.000 km, chúng được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dày đặc của đối phương.
Lực lượng hạt nhân của Liên Xô từng có tới 12 đoàn tàu hạt nhân như vậy.
Thông thường các căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược, hoặc những tàu ngầm hạt nhân chiến lược vẫn có thể bị đối phương phát hiện.
Việc phát hiện vị trí sẽ cho phép đối phương có thể đề ra các biện pháp đối phó ngay khi tên lửa vừa được phóng đi.
Nhưng với đoàn tàu hạt nhân lại là chuyện khác. Chúng được ngụy trang như những tàu hàng và có thể chạy khắp nước Liên Xô mà rất khó bị phát hiện
Khi kịp phát hiện ra thì cũng là lúc tên lửa được phóng đi, lúc này tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, ở giai đoạn này tên lửa bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn.
Khi Liên Xô và Mỹ ký hiệp ước START-2, một trong các điều khoản Mỹ đưa ra là phải loại bỏ hệ thống vũ khí này, chính vì thế các đoàn tàu này được cho về hưu vào năm 1983.
Nhận thấy sự lợi hại của loại vũ khí này quân đội Nga đang có kế hoạch hồi sinh các đoàn tàu hạt nhân, do theo hiệp ước START mới với Mỹ, loại vũ khí này đã không còn bị cấm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo