Trung Quốc khó tìm đồng minh trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Vì sao Hàn - Triều không phá dỡ hết trạm gác ở DMZ? / Khai mạc Diễn đàn Hòa bình Paris, điểm hẹn các sáng kiến về quản trị
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể phải đối mặt với một số trở ngại ngoại giao liên quan đến vấn đề biển Đông cũng như các dự án đầu tư hạ tầng trong khu vực dường như đẩy những quốc gia nhận tiền vay rơi vào "bẫy nợ".
Trước mắt, Trung Quốc cần những quốc gia láng giềng giúp sức để tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhiều khả năng bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại không ngừng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), một mặt, Trung Quốc cần chứng minh cho thế giới biết nước này vẫn là thị trường có giá trị và đối tác chiến lược đáng tin cậy. Mặt khác, Bắc Kinh phải xoa dịu hoài nghi và những lo ngại trong khu vực về năng lực kinh tế cũng như sức mạnh quân sự đang gia tăng của mình.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (giữa) dự Thượng đỉnh Đông Á năm 2017. Ảnh: Reuters
Bất chấp những nỗ lực ngoại giao, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ trước khi chuyển biến có lợi cho Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ đối mặt với 2 thách thức tại các hội nghị quan trọng của khu vực này.
Thứ nhất, Mỹ sẽ xoáy sâu vào vấn đề biển Đông. Mỹ vẫn đang tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FON) ở vùng biển chiến lược này và thậm chí đã xảy ra các cuộc chạm trán trực tiếp và nguy hiểm với phía Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng vấn đề biển Đông sẽ được chú trọng trong các bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị EAS, bên cạnh hoạt động thương mại không công bằng của nền kinh tế số 2 thế giới.
Thách thức thứ hai mà thủ tướng Trung Quốc có thể đối mặt đến từ các đối tác thương mại của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng mà Bắc Kinh theo đuổi. "Bẫy nợ" đang trở thành mối lo ngại của một số nước châu Á trót nhận những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc thông qua BRI - vấn đề trọng tâm khác có thể bị Mỹ chỉ trích tại EAS.
Về phía Mỹ, Phó Tổng thống Mike Pence tham dự các hội nghị thượng đỉnh tại Singapore và kế đó là các cuộc họp trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea trong tuần này, nhằm làm rõ chiến lược châu Á của Washington.
Chuyến công du dài hơi của ông Pence (từ ngày 11 đến 18-11), trong đó bao gồm các chuyến thăm chính thức ở Nhật Bản, Singapore, Úc diễn ra vào thời điểm quan trọng trong mối quan hệ Mỹ - Đông Nam Á, cũng như việc thực thi chiến lược của Washington nhằm đối phó với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Ông Pence được cho là sẽ không tới khu vực với giọng điệu chỉ trích trực diện Trung Quốc như các bài phát biểu gần đây. Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Pence sẽ thuyết phục các nước Đông Nam Á rằng những khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân của Mỹ cộng với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ về quản trị và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ là một lựa chọn lành mạnh và bền vững hơn so với mô hình của Trung Quốc hiện tại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo