Truyền thông phương Tây đã hiểu sai về thỏa thuận vũ khí mới của Nga?
Tu-160 Nga thể hiện 'đẳng cấp thế giới' trước máy bay ném bom của Mỹ / Nga để ngỏ khả năng triển khai lực lượng sát sườn Mỹ
Theo một số ấn phẩm phương Tây, thỏa thuận vũ khí mới của Nga với Iran khó có thể được ký kết. Kết luận này được đưa ra bởi các nhà phân tích của tạp chí quân sự Mỹ Military Watch.
Như đã lưu ý trong ấn phẩm, kể từ tháng 12-2021, thông tin lan truyền trên các phương tiện truyền thông phương Tây rằng Liên bang Nga và Iran được cho là sắp ký một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng trị giá 10 tỷ USD.
"Một số nguồn tin khẳng định hợp đồng cung cấp nhiều máy bay chất lượng cao của Nga cho Tehran, bao gồm 24 tiêm kích đa năng Su-35, 2 hệ thống tên lửa phòng không S-400 và 1 vệ tinh quân sự", tờ Military Watch cho biết.
Ấn phẩm Mỹ nói trên: "Giới truyền thông cũng tuyên bố rằng thỏa thuận sẽ bao gồm việc đại tu và hiện đại hóa 2 phi đội chiến đấu cơ MiG-29 và Su-24MK của Iran. Hơn nữa, điều đó cho thấy Tehran có ý định trả nợ cho Moskva dưới hình thức dầu thô”.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích từ tạp chí Military Watch nhận định một thương vụ như vậy khó có thể xảy ra, họ tỏ ý nghi ngờ về việc Nga - một trong những nhà xuất khẩu vàng đen lớn nhất thế giới lại đồng ý nhận thanh toán bằng dầu mỏ.
Tờ Military Watch thậm chí còn tiến xa hơn khi thẳng thừng chỉ trích khẳng định của tạp chí Forbes rằng Iran sẽ nhận các máy bay chiến đấu Su-35, vốn được dự định dành cho Ai Cập nhưng sau đó đã bị bỏ lại do đối tác hủy hợp đồng.
Nhưng bất chấp những tin đồn, vẫn chưa có xác nhận chính thức rằng Cairo đã thay đổi ý định mua máy bay chiến đấu của Nga do lo ngại những biện pháp trừng phạt từ Mỹ theo Đạo luật CAATSA.
Ngoài ra, các nhà quan sát của cổng thông tin Mỹ tin rằng Iran sẽ không đủ khả năng để trang bị Su-35, hoạt động của nó sẽ tiêu tốn quá nhiều ngân sách quốc phòng của nước này, vốn đã không dư dả.
Theo đánh giá riêng của tờ Military Watch, nhiều khả năng Iran sẽ thực hiện thỏa thuận với Trung Quốc để mua những máy bay chiến đấu rẻ và phù hợp với nhu cầu hơn, ví dụ như JF-17 Block III hay J-10C.
Trong trường hợp Tehran quay sang Moskva với lời đề nghị mua chiến đấu cơ thì rất có thể sự lựa chọn sẽ được đưa ra nghiêng về những tiêm kích ít tốn kém hơn, chẳng hạn như Su-30, MiG-29M, hoặc MiG-35.
“Iran cũng quan tâm đến việc sản xuất trong nước theo giấy phép, ít nhất là phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu. Điều này là khó khả thi khi nói đến trường hợp Su-35”, các chuyên gia của Military Watch nhận định.
Tóm lại, các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ nhấn mạnh: những gì đăng tải trên các phương tiện truyền thông phương Tây về thỏa thuận quân sự giữa Moskva và Tehran chắc chắn đã thu hút một lượng độc giả đáng kể.
Tuy nhiên khả năng đạt được thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống phòng không S-400 để đổi lấy dầu của Iran (và một phần thông qua thỏa thuận với Ai Cập) vẫn là rất thấp.
Đó là chưa kể giữa Nga và Iran còn tồn tại một số mâu thuẫn nhất định, ví dụ như quyền lợi tại Syria, khiến Moskva cũng ngại ngần cung cấp cho Tehran vũ khí tối tân nhất với điều khoản ưu đãi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?