Mỹ cáo buộc Nga giúp đỡ Triều Tiên phát triển tên lửa
Chương trình tên lửa Triều Tiên bị Mỹ cáo buộc là có sự giúp đỡ của Moscow, với việc các công ty Nga tuồn các nguyên, vật liệu linh kiện cho Triều Tiên.
COVID-19 làm thay đổi cách thức hoạt động chuỗi cung ứng toàn cầu / S-500 và S-550 Nga khiến Mỹ không thể đưa phương tiện quân sự vào quỹ đạo?
Chỉ trong chưa đầy 2 tuần đầu năm 2022, Bình Nhưỡng đã liên tiếp tiến hành hai vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo. Vụ phóng đầu tiên diễn ra vào hôm 5/1, khi Triều Tiên tiến hành vụ thử một tên lửa siêu thanh trên biển Nhật Bản/biển Đông Hàn Quốc, bay được 700km và bắn trúng mục tiêu chính xác.
Vụ phóng tên lửa tiếp theo diễn ra vào lúc 7 giờ 27 ngày 11/1. Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo từ đất liền nước này về phía biển Nhật Bản//biển Đông Hàn Quốc. Vụ phóng được tiến hành từ cơ sở phóng ở tỉnh Chagando đã gây ra những tác động rất lớn không chỉ với Hàn Quốc, Nhật Bản, mà còn cả với Mỹ.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ra lệnh đình chỉ các chuyến cất cánh và hạ cánh tại tất cả các sân bay ở bờ biển phía tây của đất nước trong vòng mấy phút sau vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Lệnh cấm các cảng hàng không cho máy bay cất, hạ cánh có hiệu lực trong khoảng 5 - 7 phút.
Chương trình tên lửa Triều Tiên đã phát triển vượt bậc với việc nước này đã sở hữu ICBM và đầu đạn hạt nhân
Trong khi các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ cùng với các cơ quan nghiên cứu công nghệ tên lửa của họ đang phân tích chi tiết thông tin bổ sung và xác định loại tên lửa (đã có) hoặc công nghệ mới về tên lửa của Triều Tiên thì giới chức ngoại giao đã bắt đầu lên tiếng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 15//20211 đã chỉ đích danh công ty Nga Parsek nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ là “nguồn cung then chốt” cung cấp hàng hóa và công nghệ cho chương trình tên lửa của Triều Tiên.
Theo ông, vào những năm 2016-2021, công dân Triều Tiên O Yong Ho đã hợp tác với công ty Parsek và giám đốc phát triển của công ty là công dân Nga Roman Alar, để mua chỉ Kevlar, sợi aramid, nhiên liệu hàng không, vòng bi và máy phay có độ chính xác cao.
“Mối liên hệ giữa O Yong Ho, Roman Alar và Parsek LLC là nguồn then chốt cung cấp hàng hóa và công nghệ... cho chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên” - tuyên bố của ông Blinken nêu rõ.
Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt vì vi phạm chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đối với công ty Parsek và bảy cá nhân, bao gồm Alar và sáu công dân Triều Tiên, những người mà theo nhà chức trách Hoa Kỳ đang sống ở Nga như O Yong Ho hoặc ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự lại cho rằng, những công nghệ then chốt mà Triều Tiên đang sử dụng để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa và đầu đạn hạt nhân lại chủ yếu xuất phát từ phương Tây.
Trong vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Quang Minh Tinh 3) vào tháng 12/2012, khi các binh lính Hàn Quốc vớt từ dưới nước lên tầng đầu tiên của tên lửa đẩy Unha-3 (Ngân Hà 3) của Triều Tiên, các chuyên viên Mỹ-Hàn lập tức kiểm tra, nghiên cứu rất kỹ lưỡng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cấu kiện trong các tầng đẩy của tên lửa này bao gồm rất nhiều loại khác nhau nhưng thực tế là phần lớn các bộ phận thiết bị của tầng thứ nhất của tên lửa Unha-3 được sản xuất ở nhiều nước châu Âu.
Vậy ai đã cung cấp các cấu kiện của tầng đẩy thứ nhất để Triều Tiên phát triển được tên lửa đẩy vũ trụ có công nghệ tương đương với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)?
Ngoài ra, để chế tạo plutonium cấp độ vũ khí, Triều Tiên không sử dụng lò phản ứng nước nặng theo kiểu của Nga, mà dùng lò phản ứng khí-graphite loại Magnus, đang được dùng phổ biến ở Anh.
Chắc chắn rằng Bình Nhưỡng đã sao chép công nghệ của loại lò này và tự hoàn thiện nó. Nhưng vấn đề là quốc gia phương Tây nào đã cung cấp các thiết kế lò phản ứng hạt nhân kiểu Anh được kiểm soát xuất khẩu rất chặt chẽ này?
Như vậy, rõ ràng là bà đỡ cho công nghệ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chính là các cường quốc hạt nhân phương Tây, chứ nước này không hề được Nga giúp đỡ phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo