Quốc tế

Tu-22M3 mang 'sát thủ' tập xuyên thủng phòng thủ đối phương

Máy bay Tu-22M3 của Nga vừa thực hiện cuộc diễn tập tấn công tầm xa và vô hiệu hệ thống phòng thủ trên hạm kẻ thù bằng tên lửa cực mạnh.

Sự thật việc Mỹ gây căng thẳng với Trung Quốc để bán vũ khí? / Burevestnik trở thành vũ khí chiến lược chống lại Mỹ

Cuộc diễn tập được Không quân Nga tổ chức ở Kaluga Oblast. Tham gia diễn tập có 2 chiếc Tu-22M3 và một số cường kích.

Cuộc diễn tập được thực hiện theo kịch bản những máy bay tầm xa phát hiện và khóa mục tiêu, sau đó triển khai vũ khí mang theo tương tự trong môi trường chiến đấu để tấn công mang lại hiệu quả cao nhất và xuyên thủng hàng phòng thủ của đối phương.

Tu-22M3 mang 'sat thu' tap xuyen thung phong thu doi phuong
Máy bay Tu-22M3.

Không có hình ảnh phóng tên lửa nhưng việc máy bay Tu-22M3 cất cánh mang theo X-32 nhưng khi hạ cánh không thấy tên lửa trên mấu treo cho thấy, máy bay đã phóng đạn thật trong cuộc diễn tập.

Theo AMN, việc Không quân Nga dùng máy bay tầm xa và vũ khí hạng nặng diễn tập được coi là động thái đáp trả những cuộc diễn tập tấn công giả định nhằm vào nhiều mục tiêu của Nga tại Crimea và Kaliningrad được Không quân tầm xa Mỹ thực hiện trong thời gian qua.

Nhưng khác với các cuộc diễn tập của Mỹ, Nga đã phóng X-32 - dòng tên lửa được coi là 'sát thủ' với tàu sân bay và những khu trục hạm Mỹ. Tên lửa X-32 được phát triển để triển khai trên những chiếc Tu-22M3 sau nâng cấp.

Mỗi chiếc Tu-22M3M sẽ mang được ba tên lửa X-32, một quả giữa bụng và 2 quả bên mấu cánh. Tên lửa X-32 được trang bị đầu đạn tự dẫn, thiết bị tự phòng thủ trước nhiễu điện tử, có thể vô hiệu hóa mọi phương tiện tác chiến điện tử hiện đang được biết đến.

Tuy nhiên để phóng tên lửa, Tu-22M3M không cần phải bay quá gần tới mục tiêu để tránh nguy cơ bay vào khu vực kiểm soát của tên lửa phòng không. Bài học cay đắng của trong cuộc "Chiến tranh 5 ngày" hồi tháng 8/2008 đã được tính đến.

 

Tên lửa X-32 có thể bay xa tới hơn 1000km với tốc độ nhanh hơn năm lần tốc độ âm thanh (đạt ngưỡng siêu thanh), ở độ cao 40 km và khi đến đích, nó bổ nhào xuống mục tiêu để kết thúc cuộc tấn công. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn thông thường hay hạt nhân.

"Cơ hội để máy bay trên tàu sân bay đánh chặn hầu như không có, vì phạm vi hoạt động của tên lửa X-32 là khoảng hơn 1000 km, trong khi bán kính đánh chặn của tiêm kích hạm Mỹ khoảng 400km, tối đa là 600 km", chuyên gia Nga là Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov nhận xét.

Tên lửa X-32 được trang bị tốc độ siêu thanh khiến cho nó không thể bị bắn hạ bởi những hệ thống phòng thủ tên lửa của nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ. Do đó, việc triển khai máy bay Tu-22M3M là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các biên đội tàu sân bay Mỹ.

Với sự xuất hiện của hai loại tên lửa siêu thanh có khả năng chống hạm là X-32 và Kh-47M2 Kinzhal của Nga đã khiến Hải quân Mỹ cần phải sửa đổi nguyên tắc và toàn bộ khái niệm về "hạm đội tàu sân bay vĩ đại" của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm