Quốc tế

Tương lai của công nghệ mới sẽ được định hình từ chiến trường ở Ukraine?

Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài hơn 2 năm và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc trong ngắn hạn, chiến trường ở Ukraine đang trở thành nơi thử nghiệm những công nghệ tiên tiến, bao gồm máy bay không người lái và các phương tiện khác có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ.

Kharkov nóng rực, phương Tây có cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa? / Ukraine tung đòn tấn công phối hợp vào căn cứ không quân chiến lược của Nga

Chiến trường Ukraine thành “phòng thí nghiệm” công nghệ mới?

Vào một ngày cuối tháng 4, Ukraine tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tại một khu thử nghiệm quân sự gần Kiev. Nhiều kỹ thuật viên và binh sĩ Ukraine tập trung tại khu vực này để tham gia thử nghiệm những UAV cải tiến mới nhất. Trong số đó, Swarmer - một công ty của Ukraine, có trụ sở tại Romania và Ba Lan, đã giới thiệu máy bay không người lái sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Đội ngũ kỹ sư gồm 5 người của Swarmer mất khoảng 20 phút để chuẩn bị máy bay không người lái cho nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt hai mục tiêu ẩn nấp trên chiến trường. Thông thường, máy bay không người lái cần phi công được trang bị bộ điều khiển và kính để nhìn qua camera. Đối với cuộc thử nghiệm này, Yaroslav Sherstyuk, cựu sĩ quan quân đội Ukraine, đã lên kế hoạch điều khiển 3 máy bay không người lái trinh sát và 2 máy bay ném bom lớn hơn.

Sherstyuk vạch ra các mục tiêu trên bản đồ, bắt đầu điều khiển các UAV theo lộ trình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những chiếc máy bay không người lái quay trở lại phía Sherstyuk.

Một phi công luyện tập với máy bay không người lái trên sân tập ở Kiev. Ảnh: AFP

Một phi công luyện tập với máy bay không người lái trên sân tập ở Kiev. Ảnh: AFP

Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài hơn 2 năm và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc trong ngắn hạn, chiến trường ở Ukraine đang trở thành nơi thử nghiệm những công nghệ tiên tiến, bao gồm máy bay không người lái và các phương tiện khác có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ.

Serhii Kuprienko, người sáng lập và giám đốc điều hành của Swarmer, cho rằng các UAV của công ty có thể được triển khai trong năm nay. “Chúng tôi đã vượt qua các cuộc thử nghiệm đầu tiên”.

Bằng cách cho phép một phi công điều khiển nhiều máy bay không người lái cùng lúc, thiết kế của Swarmer nhằm mục đích giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực đã khiến lực lượng vũ trang Ukraine gặp khó khăn trong hoạt động chiến đấu những tuần gần đây. Máy bay không người lái sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Swarmer sẽ tự động phản ứng trước những thay đổi trên chiến trường và tự liên lạc với nhau để sắp xếp một cuộc xuất kích.

“Máy bay không người lái được hỗ trợ bởi AI có thể thực hiện trong vài giây những việc mà con người phải mất vài giờ. Bầy đàn UAV hoạt động hiệu quả vì một phi công điều khiển máy bay không người lái có thể làm việc hiệu quả với hàng chục UAV cùng lúc”, ông Kuprienko nói.

 

Ukraine áp dụng AI để duy trì lợi thế UAV

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, UAV đã đóng vai trò quan trọng trên chiến trường. Ukraine đã tăng cường sử dụng UAV sau khi cuộc phản công vào mùa hè năm ngoái không đạt kết quả như mong đợi. Trong khi đó, Nga được cho là đã triển khai cả UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) và UAV tự sát nhắm vào các thành phố lớn của Ukraine, chủ yếu tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng và các mục tiêu quân sự.

Ukraine triển khai UAV ở khắp nơi trên chiến trường cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như quét mặt đất để phát hiện mục tiêu, thả lựu đạn hoặc tấn công trang thiết bị của quân đội của Nga. Moscow cũng thường xuyên sử dụng máy bay không người lái trên chiến trường, bao gồm cả UAV nội địa và UAV nhập khẩu từ các đồng minh.

Thứ trưởng phụ trách chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine Alex Bornykov nói rằng máy bay không người lái đã mở rộng vùng đệm giữa các binh sĩ Ukraine và Nga từ vài km lên tới 20km. “Bất cứ thứ gì đặt trong vùng đệm đều có thể bị máy bay không người lái phá hủy”.

Ukraine đã nhận ra vai trò then chốt của UAV khi vào tháng 2/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thành lập một lực lượng riêng chuyên về vũ khí không người lái. Vài ngày sau, chính phủ của Tổng thống Zelensky thông báo rằng Ukraine đang trên đà sản xuất hơn một triệu máy bay không người lái vào cuối năm 2024.

Ngay cả khi gói viện trợ mới nhất Quốc hội Mỹ vừa thông qua cho Ukraine sẽ giúp Kiev ứng phó với lực lượng Nga tốt hơn, máy bay không người lái vẫn là vũ khí không thể thay thế.

 

Torsten Reil, Giám đốc điều hành của công ty quốc phòng trí tuệ nhân tạo (AI) châu Âu Helsing, cho biết: “Khi có thêm pháo binh, Ukraine sẽ sử dụng máy bay không người lái ít hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy sự phát triển của máy bay không người lái. UAV tấn công có khả năng cao hơn nhiều, sẽ tăng cường khả năng chiến đấu của Ukraine”.

Thách thức đối với Ukraine là Nga đã nhận ra sức mạnh đột phá của công nghệ và chuyển sang sử dụng tác chiến điện tử, với việc triển khai các phương tiện được phủ ăng-ten đĩa để gây nhiễu tần số vô tuyến của UAV đối phương. “Nga có các trạm gây nhiễu cách nhau 10km ở khu vực tiền tuyến, vì vậy cách tiếp cận dựa trên máy bay không người lái như trước đây của Ukraine không còn đạt hiệu quả cao”.

Ngoài việc cắt đứt liên lạc giữa máy bay không người lái và phi công, việc gây nhiễu có thể gây trở ngại cho các hệ thống định vị như GPS. Ngoài ra, công nghệ của Nga có thể xác định vị trí của các phi công điều khiển máy bay không người lái và theo dõi họ. Những lo ngại về việc gây nhiễu và các loại hình tác chiến điện tử khác của Nga đã khiến Mỹ ngần ngại cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái do thám Reaper.

Để cố gắng duy trì lợi thế của mình, Ukraine đã nỗ lực tăng tốc phát triển công nghệ trong lĩnh vực máy bay không người lái, hợp tác với các công ty địa phương và phương Tây để phát triển các biện pháp đối phó, thử nghiệm và triển khai chúng trên chiến trường.

Trước khả năng gây nhiễu từ tác chiến điện tử của Nga, Ukraine tìm đến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) với việc sử dụng kho dữ liệu khổng lồ gồm hình ảnh, văn bản, âm thanh, video, tín hiệu vô tuyến để “dạy” máy bay không người lái tự hoạt động. Máy bay không người lái trinh sát sử dụng khả năng nhận dạng hình ảnh để loại bỏ GPS hoặc phát hiện và xác định các mục tiêu quân sự được ngụy trang.

 

“AI có thể giúp khóa mục tiêu và sau đó tự động giúp máy bay không người lái bắn trúng mục tiêu”, ông Mykhailo Fedorov - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, cho biết.

Theo ông Fedorov, 10 công ty hoạt động ở Ukraine đang phát triển công nghệ AI để giúp máy bay không người lái tiếp cận mục tiêu.

“Nếu coi AI như những chiếc máy bay không người lái tự động và tự đưa ra một số quyết định tấn công hay không tấn công một mục tiêu, thì điều đó vẫn chưa thực hiện được vẫn chưa có điều đó. Nhưng tôi nghĩ rằng tính năng này sẽ có trong tương lai”, ông Fedorov nói, nhấn mạnh rằng máy bay không người lái cảm tử tự động là “công nghệ theo hợp lý và tất yếu”.

Tương lai công nghệ định hình từ chiến trường Ukraine?

Việc AI tạo ra sự khác biệt đến mức nào trên chiến trường ở Ukraine vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Jim Acuna, cựu sĩ quan Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ tỏ ra nghi ngờ về công nghệ AI dành cho UAV. Franz-Stefan Gady, thành viên Viện Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, cho biết, các hệ thống vũ khí tự động vẫn không có ý nghĩa về chi phí và lợi ích. “Không có nền tảng nào trong số các công nghệ hiện nay đang ở giai đoạn mà chúng có thể được triển khai thực sự trên quy mô lớn, nhất quán và không có cơ sở hạ tầng hỗ trợ khổng lồ”.

 

Trong khi đó, các nhà công nghệ lại có quan điểm khác. Louis Mosley, phó chủ tịch khu vực châu Âu của công ty công nghệ Palantir, cho biết: “Nếu bạn phóng đại vấn đề, nó sẽ trông giống như các dự án thí điểm. Nhưng khi thu hẹp lại, bạn có thể thấy rằng đây chính là cách mà cuộc chiến công nghệ đang diễn ra”.

Theo nhà phân tích quốc phòng Peter W. Singer, tất cả các quốc gia khác đang theo dõi các công nghệ được sử dụng trên chiến trường ở Ukraine để học hỏi. “Họ không theo dõi và tìm hiểu về chiến hào mà về cách sử dụng UAV và AI, cũng như cách kết hợp chúng với nhau”, ông Singer cho hay.

Ukraine đã thu hút hàng chục công ty công nghệ và quốc phòng phương Tây thử nghiệm các sản phẩm của họ trong tình huống thực tế. Một trong số đó là Quantum Systems, công ty đã triển khai 400 máy bay không người lái trinh sát ở Ukraine, với hợp đồng cung cấp thêm 800 chiếc nữa và xây dựng một nhà máy ở nước này.

Máy bay không người lái của Quantum Systems có giá khá đắt, với khoảng 200.000 euro mỗi chiếc. Loại UAV này sử dụng AI để vượt qua tác chiến điện tử bằng các bản đồ và cột mốc được tải sẵn để điều hướng trong môi trường bị GPS từ chối.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm