Chỉ có một nửa số tên lửa Taurus của Đức sẵn sàng chiến đấu
Nga khẳng định sẽ bàn giao ‘rồng lửa’ S-400 cho Ấn Độ đúng hạn / Nga trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu ngầm hạt nhân mới
Ấn phẩm Bild trong bài phân tích mới nhất của mình đã cho biết một thông tin gây sốc, đó là Không quân Đức chỉ có một nửa số tên lửa Taurus KEDP-350 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Theo số liệu được cung cấp, trong số 600 tên lửa được chuyển giao cho nước này trong giai đoạn 2005 - 2010, chỉ có khoảng 300 tên lửa đã được sửa chữa và đi vào hoạt động bình thường.
Điều này theo nhận xét là bởi Đức đã cắt giảm ngân sách quốc phòng trong một thời gian dài, dẫn tới việc nhiều vũ khí tối tân bị đưa vào diện lưu trữ bảo quản và họ chỉ duy trì số lượng vừa phải cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Khi chỉ có khoảng 300 tên lửa Taurus sẵn sàng làm nhiệm vụ, Đức khó lòng viện trợ với số lượng lớn hơn 100 quả. Tuy nhiên không loại trừ khả năng Berlin sẽ đưa số đạn còn lại vào tình trạng trực chiến trong tương lai gần.
Trong lúc này, tạp chí Forbes của Mỹ tỏ ra đặc biệt quan tâm tới thông tin tên lửa hành trình Taurus KEPD-350 sẽ sớm được Đức viện trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Tờ báo đề cập đến kinh nghiệm sử dụng những vũ khí tương tự của Không quân Ukraine, cụ thể là tên lửa Storm Shadow của Anh hoặc Scalp-EG của Pháp được hoán cải để sử dụng trên máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M.
"Việc trang bị cho oanh tạc cơ Su-24 tên lửa hành trình do Anh và Pháp sản xuất đã thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến của các phi công và hoa tiêu thuộc Lữ đoàn không quân số 7".
"Giờ đây, các máy bay ném bom của họ không phải bay thẳng đến mục tiêu để phá hủy nó, tỷ lệ thương vong của lữ đoàn đã giảm từ khoảng 1 máy bay ném bom mỗi tháng xuống gần như bằng không".
"Tên lửa Taurus của Đức có thể bay khoảng 560 km, xa hơn khá nhiều so với Storm Shadow hoặc Scalp-EG (300 km) - điều này sẽ khiến các cuộc tấn công trở nên an toàn hơn bằng cách khai hỏa ở xa tuyến phòng thủ của đối phương".
"Cự ly tác chiến của Taurus KEDP-350 thậm chí còn vượt xa tầm với của hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf vốn có bán kính hủy diệt 380 km thông qua đạn đánh chặn 40N6", các nhà phân tích của tờ Forbes nhấn mạnh.
Điều đáng nói là cả 3 loại tên lửa của Anh, Pháp và Đức đều tương tự về kích thước, tải trọng và hướng dẫn, chúng đều có tốc độ cận âm. Tuy nhiên tồn tại một số khác biệt nhỏ trong cách thức nhắm mục tiêu và phương pháp tàng hình.
Hiện tại chưa rõ những quả tên lửa Taurus mà Đức dự định mang đi viện trợ có được giữ nguyên tầm bắn trên 500 km, hay là sẽ bị cắt giảm xuống mức chỉ còn 300 km.
Vấn đề nữa thu hút sự chú ý từ các chuyên gia quân sự đó là phiên bản tên lửa Taurus mà Đức cung cấp cho đối tác vẫn là loại không đối đất, hay sẽ được sửa đổi thành bản đất đối đất khi triển khai từ xe mang phóng tự hành việt dã.
Trước đó có thông tin cho rằng Pháp đã giúp Ukraine hoán cải xe phóng của tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U từ thời Liên Xô để phóng Scalp-EG. Nhưng với Taurus, có thể Đức sẽ viện trợ luôn cả xe phóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo