Tiêm kích Su-57 'miễn nhiễm' trước các nỗ lực gây nhiễu và nghe lén
Tên lửa siêu thanh bí ẩn Kh-45 của Liên Xô vì sao lặng lẽ biến mất? / Tiêm kích MiG-41 thế hệ thứ 6 của Nga sẽ bay ngay trong năm nay?
Trong số các loại vũ khí tối tân của Nga có tiêm kích tàng hình Su-57 Felon - chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được chính thức đưa vào biên chế Không quân Nga từ cuối năm 2020.
Theo hãng thông tấn TASS, trích dẫn dịch vụ báo chí của Công ty Roselectronics, chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến giờ đây sẽ được trang bị bộ thiết bị liên lạc kỹ thuật số thế hệ mới nhất.
Bộ thiết bị liên lạc này được phát triển bởi các chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu và sản xuất Polet - một công ty con của Roselectronics - đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec.
Công ty nhấn mạnh rằng hệ thống liên lạc hiện đại này không chỉ dành riêng cho Su-57 mà có thể được điều chỉnh cho bất kỳ máy bay nào, ngay cả những chiến đấu cơ đã lỗi thời về công nghệ.
Tổ hợp liên lạc kỹ thuật số đời mới được tích hợp vào máy bay chiến đấu Su-57 cung cấp khả năng bảo vệ nâng cao chống nhiễu và âm mưu nghe trộm, hoạt động ở tần số cao và siêu cao.
Hệ thống này bao gồm các thành phần sau - bộ thu cho hệ thống vệ tinh định vị, thiết bị mã hóa và giải mã, đi kèm một bus để xử lý kỹ thuật số cũng như đồng bộ hóa tín hiệu.
Bên cạnh hệ thống thông tin liên lạc đời mới, tiêm kích Su-57 của Nga còn được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến L402 Himalayas, khí tài này được thiết kế để bảo vệ máy bay khỏi bị gây nhiễu và nghe lén bởi đối phương.
Hệ thống L402 Himalayas hoạt động theo nguyên tắc gây nhiễu chủ động, bao gồm việc phát ra tín hiệu vô tuyến mạnh để phá vỡ và gây nhầm lẫn cho các thiết bị liên lạc và radar của đối phương.
Bên cạnh đó, L402 Himalayas cũng bao gồm chế độ gây nhiễu thụ động, liên quan đến việc phân tích và bắt chước những tín hiệu của kẻ thù để đánh lừa hệ thống nhận biết của kẻ địch
Hiệu quả của hệ thống L402 Himalayas rất khó xác định, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ tinh vi của khả năng tác chiến điện tử mà kẻ thù triển khai và chiến thuật cụ thể được sử dụng trong một tình huống nhất định.
Tuy nhiên khí tài này được coi là một trong những hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên thế giới và mang lại lợi thế đáng kể cho tiêm kích tàng hình Su-57 trong các tình huống chiến đấu.
Ông Vladimir Gutenev - một thành viên của hội đồng chuyên gia Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) tiết lộ rằng Su-57 đã từng tham chiến ở Syria, khi vào năm 2018, 4 tiêm kích tàng hình loại này đã được điều động tới Cộng hòa Ả Rập.
Ông Gutenev nhấn mạnh, những chiếc Su-57 triển khai ở Syria được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng để phát hiện những chiếc F-22 và F-35 của Mỹ hoạt động trong cùng một chiến trường.
Tuy nhiên bất chấp các hoạt động này, ông Gutenev chỉ ra rằng cuộc xung đột Ukraine mới thực sự cung cấp những hiểu biết mới về khả năng của Su-57 mà trước đây chưa được thử nghiệm ở Syria.
Các chuyên gia Nga đồng tình với quan điểm này, cho rằng cách tiếp cận thận trọng của Moskva đối với việc triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là do kinh nghiệm hoạt động đầy đủ của nó còn nhiều điều chưa biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo