Ukraine tìm kiếm tên lửa NSM để bắn hạ mục tiêu Nga trên bộ và trên biển
Clip: Pháo chống tăng Rapira của Nga nhả đạn diệt súng cối và xe tăng đối phương / Clip: Xe tăng Nga ngụy trang bắn nhiều loại đạn pháo về cứ điểm Ukraine
Hệ thống NSM được phương Tây đánh giá cao
Truyền thông Ba Lan đã tiết lộ hai nước đang thương thảo về khả năng Ba Lan chuyển giao cho Ukraine các hệ thống phòng thủ bờ biển hiện đại này.
Theo đó, đàm phán giữa hai bên về NSM đã sang giai đoạn cao. Việc chuyển giao này có thể nhận được hỗ trợ từ các quỹ của Liên minh châu Âu (EU), nhằm đảm bảo Ba Lan có thể bổ sung lại vũ khí cho các đơn vị NSM của họ.
>> Xem thêm:Nga tuyên bố bắn hạ 3 chiến đấu cơ Su-25 của Ukraine trong một ngày
Tên lửa NSM. Ảnh: Kongsberg.
Quân đội Ba Lan hiện sở hữu 2 tiểu đoàn tên lửa bờ biển trang bị đầy đủ, mỗi tiểu đoàn sở hữu 2 tổ hợp tên lửa NSM. Mỗi tổ hợp này gồm 3 bệ phóng có khả năng mang tới 4 quả tên lửa, cùng các xe chỉ huy, kiểm soát hỏa lực hỗ trợ tác chiến.
>> Xem thêm:Phương Tây được gì từ việc "thử lửa" vũ khí trên chiến trường Ukraine?
Ngoài ra, hệ thống còn gồm các xe chỉ huy cấp pháo đội và tiểu đoàn, các trung tâm liên lạc cơ động, các radar phát hiện và bám sát mục tiêu, và các xe hậu cần.
Ba Lan là nước đầu tiên vận hành biến thể phòng thủ bờ biển của hệ thống NSM. Sau Ba Lan, thủy quân lục chiến Mỹ, Romania và Latvia công nhận giá trị chiến lược của NSM và quyết định mua biến thể phòng thủ bờ biển tương tự.
Hải quân Mỹ và Na Uy cũng sử dụng các tên lửa NSM trong biến thể phóng từ tàu chiến.
Ba Lan bắt đầu mua NSM từ năm 2008. Năm đó họ mua hệ thống NSM đầu tiên và việc bàn giao được thực hiện vào năm 2012. Việc mua lô đầu tiên này đạt nền tảng cho tăng cường năng lực phòng thủ bờ biển của Ba Lan.
Sau đó, vào năm 2014, Ba Lan đặt hàng hệ thống NSM thứ 2, đầu tư xấp xỉ 173,5 triệu USD. Việc chuyển giao hệ thống thứ 2 hoàn thành vào năm 2017. Các hợp đồng mua bán này bao gồm cả các thỏa thuận chuyển giao công nghệ, giúp phát triển công nghệ quốc phòng Ba Lan.
Thông qua các thỏa thuận này, ngành công nghiệp Ba Lan, bao gồm các công ty như Wojskowe Zakłady Elektroniczne đã thu được các kỹ năng quý giá để hỗ trợ và bảo dưỡng hệ thống NSM và tên lửa NSM.
>> Xem thêm:Ukraine tiết lộ “tử huyệt” xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp
Các tính năng lợi hại của NSM có thể giúp Ukraine nâng cao sức mạnh phòng thủ
Tên lửa tấn công hải quân (NSM), do công ty Hệ thống phòng thủ Kongsberg phát triển, là tên lửa tấn công chính xác tầm xa thế hệ thứ 5 và là sản phẩm kế tiếp sau tên lửa diệt hạm Penguin.
Vào cuối thập niên 1980, Na Uy bắt đầu dự án phát triển một tên lửa chống hạm tiên tiến có thể vượt qua năng lực của tên lửa AGM-119 Penguin AShM đã được phát triển vào thập niên 1960.
Na Uy khi đó mong muốn có được một vũ khí chống hạm có uy lực hơn, với khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly xa hơn và có sự linh hoạt khi tiếp cận mục tiêu.
NSM sử dụng các cảm biến tích hợp và các hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động để đánh chính xác tầm xa vào các tàu hải quân và mục tiêu trên bộ.
Tên lửa có khả năng phóng linh hoạt từ nhiều bệ phóng khác nhau, do đó có khả năng đánh hiệu quả vào các mục tiêu khác nhau.
Tên lửa có thể bay sát mặt biển, cơ động linh hoạt để lẩn tránh hệ thống phòng không của đối phương.
Bên cạnh đó, NSM còn sở hữu một thiết kế khung ấn tượng và một tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng ở mức cao, theo như mô tả của công ty Kongsberg. Các đặc tính chủ chốt này tạo nên tính cơ động đặc biệt của tên lửa.
Với tầm bắn trên 200km, hỏa lực và độ chính xác đặc biệt, hệ thống NSM sẽ trang bị cho Ukraine năng lực đáng sợ trong công kích các mục tiêu hải quân và trên bộ.
NSM còn sở hữu một số đặc điểm đáng lưu ý khác tăng cường hiệu quả trên chiến trường.
Một trong các đặc điểm đó là mức độ khó bị phát hiện, giúp nó nâng cao mức độ tàng hình, từ đó tạo ra thách thức lớn cho đối phương trong phát hiện sớm tên lửa này.
>> Xem thêm: Pháo chống tăng Rapira của Nga nhả đạn diệt súng cối và xe tăng đối phương
Bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến và tối thiểu hóa mức độ bị lộ trước radar, NSM giảm nguy cơ bị phát hiện sớm, từ đó tạo cho Ukraine lợi thế nếu họ định tổ chức tấn công bất ngờ.
Trong giai đoạn cuối của hành trình bay, NSM có các chuyển động khó dự đoán, từ đó càng nâng cao khả năng lẩn tránh và đối phó các hệ thống phòng không của đối phương.
Ngoài ra, NSM còn sử dụng một hệ thống chụp ảnh hồng ngoại phục vụ dẫn đường giai đoạn cuối, bảo đảm xác định chính xác mục tiêu trong lúc ứng phó các nỗ lực của đối phương gây nhiễu bằng tần số vô tuyến điện. Năng lực này bổ sung thêm một lớp phòng thủ nữa trước các biện pháp chống tác chiến điện tử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo