Quốc tế

Vì sao Ai Cập quyết tậu Su-35 siêu đắt?

Theo Military Watch, Nga sẽ thần tốc chuyển giao tiêm kích Su-35 và tên lửa tối tân cho khách hàng Ai Cập chỉ sau hơn 1 năm ký kết hợp đồng.

Đến cuối năm, Không quân Nga sẽ chỉ nhận được 2 tiêm kích Su-57 thay vì 5 như dự kiến / Su-35 và Su-27 của Nga đánh chặn tiêm kích F-35 lần thứ ba trong tháng?

Tuyên bố của Tập đoàn Sukhoi cho biết, trong năm nay, sẽ hoàn thành việc chuyển giao 11 máy bay phản lực Su-35 cho khách hàng xuất khẩu và 4 máy bay tàng hình Su-57 cho Bộ Quốc phòng Nga.

"Trước khi kết thúc năm 2021, sẽ có 15 máy bay chiến đấu được Nhà máy Hàng không Gagarin giao cho khách hàng (trong nước) và theo các hợp đồng xuất khẩu. Theo hợp đồng dài hạn lớn cho Su-57, và năm nay 4 máy bay được sản xuất nối tiếp sẽ là chuyển giao. việc sản xuất thế hệ 4 Thêm Su-35 máy bay tiếp tục", Sukhoi cho biết.

Vi sao Ai Capquyet tauSu-35 sieu dat?
Tiêm kích Su-35.

Nguồn tin cho biết, ngoài 4 chiếc Su-57 sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga, số còn lại gồm 11 chiếc Su-35 sẽ được chuyển giao cho Không quân Ai Cập theo cam kết trong hợp đồng được 2 bên ký kết hồi năm 2020.

Được biết, bản hợp đồng tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 giữa Nga và Ai Cập có tổng trị giá lên tới trên 2 tỷ USD.Với hợpđồng này, không quân Ai Cập sẽ được sở hữu 20 chiếc tiêm kích Su-35 cùng vũ khí và trang thiết bị đi kèm.

Căn cứ vào mức giá được công bố cho thấy, Ai Cập chấp nhận mua Su-35 với mức giá đắt đỏ hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.

Bởi ngay trước khi Nga thông báo về thương vụ Su-35 với Ai Cập, Giám đốc điều hành của Lockheed Martin là Marilyn Hewson cho biết, giá bán của loại chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 có thể giảm xuống mức 80 triệu USD/chiếc.

Việc Ai Cập chấp thuận bỏ ra số tiền khổng lồ để sở hữu chiến đấu cơ Nga được lý giải sẽ làm nên cuộc cách mạng trong năng lực không chiến của nước này, cho phép Ai Cập sở hữu một trong những tiêm kích hạng nặng hiện đại nhất thế giới.

 

"Su-35S không chỉ giúp Ai Cập sánh ngang với các cường quốc khu vực, mà còn mang tới lợi thế rõ ràng trong những trận không chiến, cho phép họ tấn công những mục tiêu chiến lược như máy bay cảnh báo sớm của đối phương", tạp chí Military Watch tại Mỹ nhận xét.

Không chỉ vì bản thân Su-35, theo báo Mỹ lý do khiến Ai Cập chấp nhận mua dòng tiêm kích Nga với mức giá siêu đắt đỏ là bởi Moskva đã chấp thuận bán kèm theo những vũ khí ưu tú nhất hiện có với các tên lửa dẫn đường có tầm bắn trên dưới 100 km như R-27 và RVV-AE.

Đặc biệt, Nga vừa tiết lộ đã chấp thuận bán cho Ai Cập tên lửa hành trình tàng hình X-59MK2 - dòng tên lửa ban đầu vốn được phát triển chỉ dành riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57. Tuy nhiên, thay vì tầm bắn 550km như phiên bản nội địa, X-59MK2 bán cho Ai Cập chỉ có tầm bắn trên 300km.

Mặc dù vậy, đây vẫn là vũ khí lý tưởng dành cho khách hàng Ai Cập bởi nếu mua F-35 hay bất kỳ chiến đấu cơ nào khác từ phương Tây, việc sở hữu tên lửa có tầm bắn như vậy là điều không thể.

Tên lửa mới trang bị công nghệ tàng hình X-59MK2 này dài 4,2m, trên thân có trang bị cánh và vây có khả năng gấp lại được. Mặc dù được thiết kế như là một thành viên trong gia đình tên lửa X-59 nhưng phiên bản mới được cho là sẽ mang một thiết kế hoàn toàn mới trong tương lai.

 

Giống với X-59, tên lửa X-59MK2 có khả năng tấn công rất nhiều mục tiêu cố định ở dưới đất, bao gồm cả các mục tiêu ngay cả khi sóng radar, hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại và các hệ thống xác định vị trí tọa độ cũng như thông tin khu vực mục tiêu hiển thị ở mức độ thấp.

Tên lửa Nó tích hợp hệ thống dẫn đường quán tính INS và hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS và GLONASS. X-59MK2 có thể bay ở tầm thấp tới 50 mét trên mặt đất. Đồng thời có tùy chọn đầu đạn loại xuyên phá nặng 310 kg hoặc các đầu đạn chùm.

Đây chính là điểm khác biệt giữa X-59MK2 với hầu hết các loại tên lửa hành trình trên thế giới và được coi là nguyên nhân khiến Ai Cập chấp nhận Nga "chém đẹp" khi mua tiêm kích Su-35 của Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm