Vì sao cường kích "lợn lòi" A-10 Mỹ lại có khả năng sống cực dai?
A-10 Warthog của không quân Mỹ được đánh giá là loại cường kích hiệu quả nhất thế giới xét trên tổng thể các tiêu chí. Chiến đấu cơ này có hỏa lực mạnh hỗ trợ mặt đất tốt, đặc biệt là khả năng "sống dai" trên chiến trường.
Mỹ bỏ mặc việc Đức chia rẽ nội bộ để tiếp tục nâng cấp vũ khí hạt nhân / Thái Lan, Malaysia hoãn mua sắm vũ khí mới do tác động của dịch bệnh Covid-19
A-10 là loại chiến đấu cơ chuyên đánh mục tiêu mục đất đáng sợ nhất của quân đội Mỹ. Mặc dù ra đời đã lâu, nhưng những chiếc máy bay này vẫn rất hữu dụng và là bạn đồng hành đáng tin cậy của thủy quân lục chiến Mỹ.
Với hỏa lực cực mạnh, loại chiến đấu cơ này trở thành nỗi ác mộng của lực lượng tăng thiết giáp đối phương.
Đặc biệt nó có khả năng sống dai trên chiến trường, ngay cả khi bị bắn nát một động cơ, nhưng chiếc A-10 trở về căn cứ an toàn.
Ngay cả khi bị bắn thủng lỗ chỗ như thế này, chiếc A-10 này vẫn trở về được căn cứ.
Mới đây nhất một chiếc A-10 gặp sự cố hạ cánh bằng bụng, nhưng không phát nổ. Thông thường những sự cố như thế này thường khiến các chiến đấu cơ phát nổ bởi tia lửa phát ra khi máy bay mài bụng xuống đường băng bê tông như thế này.
Căn cứ Moody ra thông báo cho biết: "Chiếc A-10C thuộc Phi đoàn tiêm kích số 75 tiếp đất bằng bụng sau khi phi công báo cáo tình huống khẩn cấp trên không. Viên phi công đã thoát ra ngoài an toàn khi máy bay tiếp đất".
Vụ việc xảy ra tại căn cứ Không quân thuộc bang Georgia hôm 7/4.
Đã có lúc Mỹ định cho A-10 Warthog nghỉ hưu để thay thế bằng những chiếc F-35 hiện đại hơn. Tuy nhiên sau khi cân nhắc thiệt hơn, Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng niên hạn phục vụ cho chiếc cường kích này.
Hàng trăm bộ cánh mới đã được thay thế để những chiếc A-10 có thể phục vụ thêm nhiều năm nữa.
Những chiếc A-10 Warthog vẫn thể hiện rất tốt vai trò trong việc hỗ trợ Thủy quân lục chiến Mỹ trong các chiến dịch quân sự hiện nay tại Syria.
Cường kích A-10 Warthog là loại máy bay cánh cứng do hãng Fairchild chế tạo và được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1972.
Chiến đấu cơ này được thiết kế để hỗ trợ cho bộ binh, chống lại trực thăng, xe quân sự và bộ binh địch.
Phần khoang lái của A-10 Warthog được bảo vệ bởi lớp giáp titan dày từ 13-38mm, nặng 540kg có thể chịu được đạn pháo 23mm.
A-10 Warthog có tốc độ tối đa 706km/h và tầm hoạt động 4.150km và trần bay là 13,7km.
Cường kích A-10 Warthog đã thể hiện được sức mạnh của mình trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 khi tiêu diệt 900 xe tăng, 2.000 xe quân sự, 1.200 khẩu pháo cùng 2 chiếc trực thăng của quân đội Iraq.
A-10 Warthog được trang bị pháo 30mm GAU-8 Avenger, đây là loại pháo có hỏa lực mạnh nhất tại thời điểm chiếc máy bay này xuất xưởng.
Ngoài ra, A-10 Warthog còn được trang bị tên lửa không đối đất AGM-65 có khả năng phát hiện mục tiêu bằng hệ thống quang điện hoặc hồng ngoại.
Khi cần thiết, một bên cánh của A-10 Warthog mang theo hệ thống tác chiến điện tử ALQ-131 ECM trong khi cánh còn lại là 2 quả tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder để tự vệ trước các chiến đấu cơ địch.
A-10 Warthog còn có thể mang theo bom bi và các loại bom dẫn đường bằng laser cùng hệ thống phóng rocket Hydra.
Dù Mỹ đã từng nhiều lần lên kế hoạch loại biên dòng chiến đấu cơ này, tuy nhiên nhận thấy chúng vẫn rất hữu ích trong chiến tranh hiện đại nên họ đã tái biên chế hàng trăm chiếc vào năm 2018, nâng tổng số lên 281 chiếc và chúng sẽ tiếp tục phục vụ tới năm 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo