Quốc tế

Vì sao Mỹ "cười nhạt" khi Nga dự định tích hợp Kh-47M2 Kinzhal cho PAK DA?

DNVN - Tạp chí Mỹ National Interest cho rằng nhiều khả năng oanh tạc cơ tàng hình PAK DA sẽ là máy bay tiếp theo của Không quân Nga có thể mang tên lửa Kh-47M2 Kinzhal.

Tiết lộ sốc: SR-71 Blackbird chuẩn bị "tái xuất" dưới dạng UAV siêu thanh SR-72 / Báo Trung Quốc bình chọn 5 quốc gia dũng cảm nhất trong chiến tranh, Việt Nam đứng thứ mấy?

Cùng với chương trình tiêm kích thế hệ 5 Su-57, người Nga còn đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình tương lai với mã dự án là PAK DA. Hiện tại chương trình vũ khí tối tân trên vẫn đang trong quá trình thiết kế, dự kiến sang năm 2020 nó sẽ được chính thức giới thiệu trước công chúng.

PAK DA được người nga kỳ vọng rằng sẽ chấm dứt sự độc tôn của máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không lực Hoa Kỳ trên bầu trời suốt hàng chục năm qua.

Dựa trên những hình ảnh đồ họa lập trình theo các thông tin rò rỉ, người Nga đang triển khai 2 phương án thiết kế PAK DA, đó là máy bay sẽ có khả năng đạt vận tốc siêu âm hoặc vẫn dùng kết cấu "cánh bay" và vận tốc dưới âm như chiếc B-2Spirit.

Đồ họa máy bay ném bom tương lai PAK DA (Poslanhik) của Nga. Ảnh: Sputnik.

Đồ họa máy bay ném bom tương lai PAK DA (Poslanhik) của Nga. Ảnh: Sputnik.

Theo giới thiệu, PAK DA sẽ có khả năng mang theo những loại vũ khí tối tân nhất của Nga hiện nay, bao gồm cả các loại tên lửa hành trình tầm siêu xa. Tạp chí Mỹ National Interest mới đây đã đăng tải nhận định của mình cho rằng ngoài các loại tên lửa Kh-101, Kh-55 thì khả năng rất lớn là PAK DA sẽ được tích hợp thêm cả Kh-47M2 Kinzhal.

Hiện nay tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal mới chỉ có thể triển khai từ tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K (gia cố từ khung gầm MiG-31BM). Kh-47M2 Kinzhal được xem là bản sửa đổi từ tên lửa 9M723 thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M triển khai từ bệ phóng mặt đất.

Để đưa quả tên lửa có chiều dài 9 m; đường kính 0,9 m và trọng lượng 5 tấn này lên MiG-31, máy bay đã phải gia cường rất nhiều về khung thân mới chịu nổi tải trọng. Hiện tại ngoài tiêm kích MiG-31K thì tên lửa Kh-47M2 Kinzhal thực tế chưa được trang bị thêm cho loại máy bay chiến đấu nào khác, kể cả oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS, Tu-22M3 hay Tu-160.

Lý do vì nếu muốn Kh-47M2 Kinzhal đạt tới thông số thiết kế là vận tốc Mach 10, tầm xa 2.000 km thì đòi hỏi máy bay mang phóng phải duy trì tốc độ Mach 2 ở độ cao 20 km. Quả tên lửa khi đó sẽ tận dụng động năng và thế năng có sẵn, thực hiện kéo cao và bổ nhào xuống đầu mục tiêu, tầm xa và tốc độ khi đó sẽ lớn hơn Iskander-M phóng từ mặt đất.

 

Nhưng hiện nay trong biên chế Không quân Nga chỉ có duy nhất MiG-31K đáp ứng nổi yêu cầu phóng Kh-47M2, các loại máy bay ném bom trên thiếu cả yếu tố độ cao lẫn vận tốc yêu cầu.

Hình ảnh đồ họa khác về ý tưởng PAK DA có cấu hình máy bay ném bom siêu âm. Ảnh: TASS.

Hình ảnh đồ họa khác về ý tưởng PAK DA có cấu hình máy bay ném bom siêu âm. Ảnh: TASS.

Bởi vậy nếu tích hợp Kh-47M2 Kinzhal lên máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-22M3 hay Tu-160 thì nó vẫn có thể phóng đi nhưng không cách nào chạm tới thông số thiết kế được.

 

Điều tương tự được dự báo cũng sẽ xảy ra với chiếc PAK DA, vì căn cứ vào những hình ảnh rò rỉ thì các chuyên gia quân sự nhận xét rằng nó khó mà đạt tới vận tốc trên Mach 1,5 và tầm cao hoạt động sẽ chỉ vào khoảng 18 km.

Tức là Kh-47M2 Kinzhal nếu được phóng đi từ PAK DA thì sẽ mất rất nhiều sức mạnh, cho nên Mỹ không cần quá e ngại việc máy bay ném bom tương lai của Nga sẽ trang bị loại tên lửa đạn đạo phóng từ trên không này.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm