Xe công binh - yểm trợ hỏa lực độc nhất vô nhị Mỹ từng triển khai tại Việt Nam
Báo Trung Quốc ngạc nhiên khi Việt Nam vẫn biên chế "huyền thoại" BM-13 Katyusha / Việt Nam được tiếp cận hệ thống dẫn đường GLONASS quân sự của Nga?
Mặc dù xe tăng M60 Patton không xuất hiện trên chiến trường Việt Nam nhưng một biến thể đặt trên khung gầm của nó lại được ghi nhận đã tham gia hoạt động tại Dải đất hình chữ S, đó là xe công binh chiến đấu M728 CEV.
Do cùng chung khung gầm nên M728 CEV kế thừa hầu hết những đặc điểm của M60 Patton bao gồm trọng lượng 52,2 tấn; chiều dài 8,97 m; chiều rộng 3,71 m; chiều cao 3,23 m.
M728 CEV được lắp một lưỡi ủi thủy lực dùng để mở đường, dọn dẹp chướng ngại vật. Trên tháp pháo lắp một hệ thống tời cùng cần trục để nâng, mang và kéo đồ vật, phương tiện... nó có đầy đủ hệ thống bảo vệ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (NBC).
Xe công binh chiến đấu M728 CEV tại chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.
Điểm độc đáo nhất của M728 CEV đó là nó được trang bị một vũ khí có cỡ nòng rất "khủng khiếp", đó là khẩu pháo nòng ngắn M135 đường kính lên tới 165 mm với cơ số đạn 30 viên.
M135 165 mm chính là phiên bản sản xuất theo giấy phép dựa trên pháo L9A1 165 mm của Anh, nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 925 m với đạn M123E1 HEP (High Explosive Plastic), đây là loại đạn nổ mạnh sử dụng thuốc nổ dẻo trọng lượng 29,8 kg với đầu đạn nặng 28,3 kg.
Vũ khí phụ của M728 CEV bao gồm 1 súng máy M240 7,62 mm hoặc M73 đồng trục với cơ số đạn 2.000 viên. Trên tháp pháo, vị trí của trưởng xe gắn 1 đại liên M2 Browning 12,7 mm hoặc M85 với 600 viên đạn.
Cận cảnh khẩu trọng pháo M135 cỡ 165 mm của M728 CEV. Ảnh: War History Online.
Kíp điều khiển của xe công binh chiến đấu M728 CEV bao gồm 4 người, phân chia chức vụ cụ thể là chỉ huy, nạp đạn, pháo thủ và lái xe.
Động cơ trang bị cho chiếc M728 CEV tương tự xe tăng M60 Patton, đó là loại diesel tăng áp Continental AVDS-1790 công suất 750 mã lực, cho tốc độ tối đa 48 km/h, dự trữ hành trình 450 km.
Khả năng cơ động của M728 CEV khá tốt khi nó có khả năng leo dốc 30 độ, vượt hào rộng 2,5 m, lội nước không chuẩn bị sâu 1,2 m và lên tới 2,4 m khi sử dụng ống thông khí.
M728 CEV dùng hệ thống tời và cẩu của mình để chuyển hàng lên xe tải. Ảnh: War History Online.
Nhờ trang bị hỏa lực mạnh cùng lớp giáp thừa hưởng từ M60, M728 có thể tham gia tác chiến hỗ trợ kỹ thuật, dọn dẹp chướng ngại vật hay thậm chí là yểm trợ hỏa lực ở vị trí tiên phong trên chiến trường, song hành cùng các đơn vị thiết giáp, bộ binh cơ giới.
Khẩu pháo M135 165 mm của M728 có hiệu quả khi chống lại công sự kiên cố, xe cộ hay thậm chí là thiết giáp hạng nhẹ. Tuy nhiên vũ khí này không thích hợp cho nhiệm vụ chống bộ binh hay chống tăng do tầm bắn ngắn, sức xuyên thấp.
M728 CEV được Mỹ triển khai tại Việt Nam từ năm 1965 trong biên chế các đơn vị công binh của lực lượng bộ binh cơ giới hay các đơn vị thiết giáp độc lập. Sau này nó cũng góp mặt trong thành phần Quân đội Mỹ tại cuộc chiến vùng Vịnh năm 1990.
End of content
Không có tin nào tiếp theo