Quốc tế

Vì sao Pháp tụt hậu trong việc triển khai máy bay quân sự không người lái?

Trong báo cáo năm 2020, Tòa án Kiểm toán của Pháp đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới việc đất nước hình lục lăng bị tụt hậu trong việc triển khai máy bay quân sự không người lái, trong đó nhấn mạnh tới 3 yếu tố chính là do bất đồng giữa các nhà sản xuất, thiếu tầm nhìn và sự thay đổi thái độ của các cơ quan chính phủ.

Tổng thống Nga có thể được miễn truy tố theo hiến pháp mới / Tàu sân bay Pháp uy hiếp nghiêm trọng căn cứ quân sự Nga tại Syria

Báo cáo của Tòa án Kiểm toán công bố ngày 26/2 cho biết cho biết, năm 1964, quân đội Pháp lần đầu tiên thử nghiệm mô hình máy bay không người lái. Hơn nửa thế kỷ sau, trong khi các nước trong khu vực và trên thế giới có những bước nhảy vọt về trang thiết bị quân sự hiện đại thì Pháp dường như lại tụt về phía sau, thậm chí còn kém xa các nước khác. “Nếu so sánh Pháp với các quốc gia có đẳng cấp quân sự, chẳng hạn như Vương quốc Anh, sẽ thấy rõ. Paris hiện có 5 máy bay không người lái Reaper (được trang bị từ cuối năm 2019) và vài chục máy bay không người lái chiến thuật và hạng nhẹ. Trong khi đó, London có 10 chiếc Reaper (được trang bị từ năm 2007), 50 máy bay không người lái chiến thuật và hàng trăm máy bay không người lái hạng nhẹ”, báo cáo của Tòa án Kiểm toán cho hay.

Giải thích cho sự thua kém này, báo cáo trên cho rằng, "những bất đồng giữa các nhà thầu, việc thiếu tầm nhìn trong tương lai và thay đổi thái độ ở các cơ quan chính phủ đã gây ra hậu quả tai hại đối với sự phát triển máy bay không người lái của Pháp, đồng thời buộc nước này phải kéo dài tuổi thọ của những máy bay cũ kỹ”. Theo Tòa án Kiểm toán, các khoản đầu tư liên quan đến chương trình mua sắm trang bị vũ khí của chính phủ đã tăng tốc trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2015, nhưng vẫn còn hạn chế về hiệu quả và giá cả. Báo cáo nhấn mạnh, các cuộc đàm phán giằng co giữa các nhà thầu châu Âu và Bộ Quân đội Pháp nhằm đạt được mức thuế thấp nhất. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. So với các khoản đầu tư hằng năm của Bộ Quân đội Pháp dành cho các chương trình vũ khí trong thời gian gần đây, tổng số tiền dành cho máy bay không người lái chưa bao giờ chiếm tới 2% ngân sách”, báo cáo giải thích.

Binh lính Pháp bảo vệ máy bay không người lái tại Niamey. Ảnh: Le Point.

Một ví dụ khác cho thấy, Pháp phải kéo dài tuổi thọ của những máy bay cũ kỹ. Năm 2013, Paris đồng ý mua những chiếc Reaper đầu tiên để ứng phó với tình trạng khẩn cấp ở khu vực Sahel-Sahara. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó loại máy bay này vẫn nằm trong các công xưởng của Mỹ. Điều này khiến quân đội Pháp bị hạn chế rất nhiều trong việc triển khai chiến dịch quân sự.

Báo cáo cũng ghi nhận nhiều lần thất bại và khó khăn chồng chất của các dự án chung về dòng máy bay không người lái MALE, hay EuroMALE, UAV/Talarion cải tiến hoặc Telemos của châu Âu. Đối với 4 quốc gia đối tác, gồm: Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Italy, dự án MALE đã "đưa ra những thách thức chiến lược" bởi vì kết quả của nó sẽ quyết định mở ra cơ hội hoặc đóng cửa hợp tác giữa các nước này. Đối với Bộ Quân đội Pháp, các cuộc đàm phán về dự án MALE phải được hoàn thành vào đầu năm 2020 để có thể ký hợp đồng vào giữa năm 2020. "Thật khó hiểu khi năm 2028, quân đội Pháp không được trang bị các thiết bị quân sự hiệu quả đang có trên thị trường", Bộ Quân đội Pháp nhấn mạnh.

Cuối cùng, báo cáo chỉ ra những vấn đề tuy không liên quan trực tiếp đến các chương trình trang thiết bị vũ khí nhưng lại tác động tới sự tụt hậu của quân đội trong việc triển khai máy bay không người lái. Đó chính là sự phản kháng văn hóa, đặc biệt là trong không quân. Ngân sách hạn chế khiến giờ bay huấn luyện khan hiếm, trong khi các nhiệm vụ hoạt động được phân chia tỉ mỉ giữa các phi công trong lực lượng không quân và hải quân. Họ lo sợ, sự xuất hiện ồ ạt máy bay không người lái sẽ khiến họ đứng trước nguy cơ mất việc làm.

“Để không bị đẩy ra khỏi danh sách các cường quốc không quân trên thế giới, Pháp không còn cách nào khác là phải thay đổi thiết bị trên máy bay không người lái. Hiện Pháp đã đầu tư một khoản tiền trị giá 800 triệu euro để mua máy bay không người lái”, báo cáo cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm