Quốc tế

Vì sao Việt Nam ưu tiên trang bị đạn PG-7VS nội địa cho súng chống tăng RPG-7?

DNVN - Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu cấp phát số lượng lớn đạn chống tăng thế hệ mới do ngành công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất để trang bị cho súng RPG-7.

Phương án giúp Việt Nam nhanh chóng sở hữu tiêm kích Eurofighter Typhoon với giá rẻ / Vì sao trực thăng săn ngầm tối tân AW159 Wildcat lỡ hẹn với Hải quân Việt Nam?

Trong trang bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng với súng trường tấn công AK-47 thì súng phóng rocket chống tăng RPG-7 (B-41) là hai loại vũ khí phổ biến nhất, đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp các chiến trường từ Nam ra Bắc.

Loại đạn tiêu chuẩn của RPG-7 mà người lính Việt Nam vẫn dùng từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là PG-7V thuộc chủng nổ lõm (HEAT) cỡ 85 mm, có trọng lượng 2,2 kg, tầm bắn hiệu quả 300 m, xuyên được 260 mm thép đồng nhất.

Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam huấn luyện sử dụng súng RPG-7, loại đạn trong ảnh là PG-7V. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam huấn luyện sử dụng súng RPG-7, loại đạn trong ảnh là PG-7V. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Hiện tại đạn PG-7V đã tỏ ra lạc hậu, sức xuyên không đủ để đối phó với các loại xe thiết giáp cũng như xe tăng hiện đại có vỏ giáp phức hợp, chính vì vậy mà đòi hỏi phải trang bị cho súng B-41 loại đạn mới tiên tiến hơn.

Dựa trên những hình ảnh xuất hiện gần đây, bộ đội Việt Nam đã bắt đầu được cấp phát đạn PG-7VS do các nhà máy quốc phòng trong nước sản xuất.

 

Sản xuất đạn chống tăng tại Nhà máy Z131. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Sản xuất đạn chống tăng tại Nhà máy Z131. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Thay đổi đáng kể nhất giữa PG-7VS với PG-7V là đường kính đạn giảm xuống còn 72 mm, trọng lượng chỉ là 2 kg nhưng nhờ loạithuốc nổ okfole mạnh hơn mà khả năng xuyên thép đã tăng lên tới 400 mm.

 

Bên cạnh đó đạn mới còn giảm góc xiên chéo của cánh ổn định từ 10 độ 40 phút xuống còn 8 độ, ống phụt phản lực thẳng góc với trục của đạn (ở đạn PG-7V, góc phụt phản lực nghiêng 3 độ 40 phút).

Tốc độ quay quanh trục của đạn giảm từ5.000 - 6.000 vòng/phút xuống còn 2.000 - 3.000 vòng/phút, tác dụng làm giảm độ tản mát của hiệu luồng xuyên do định vị chậm lại tiêu điểm hội tụ.

Đồng thời phễu đạn lõm cũng được thay thế từ chất liệu tôn thép 40X sang hợp kim nhôm V-95.

 Chiến sĩ Quân đội Việt Nam mang súng RPG-7 lắp đạn PG-7VS. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Chiến sĩ Quân đội Việt Nam mang súng RPG-7 lắp đạn PG-7VS. Ảnh: Quân đội nhân dân.

 

So với đạn PG-7VL mà Quân đội Nga đang sử dụng thì loại đạn này tăng kích cỡ lên tới 93 mm, cho nên xuyên thủng được 500 mm giáp đồng nhất. Tuy nhiên trọng lượng đạn cũng nhảy vọt thành 2,6 kg, dẫn tới vận tốc tối đa và tầm bắn hiệu quả đều giảm.

Việt Nam chọn ưu tiên đạn PG-7VS chứ không phải PG-7VL cũng là điều hợp lý vì các mục tiêu khó đối phó hơn như xe tăng mang giáp phản ứng nổ sẽ do đạn xuyên hai tầng PG-7VR hay PG-29V đảm trách.

 

Việc thay đổi ưu tiên đối phó của súng RPG-7 từ xe tăng chiến đấu chủ lực sang xe tăng hạng nhẹ và xe thiết giáp được xem là phù hợp hơn trong tác chiến hiện đại, chính vì vậy thay đổi loại đạn xuyên PG-7VS tỏ ra cũng hợp lý hơn là sử dụng PG-7VL như Quân đội Nga.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm