X-37B tiếp sức không tưởng cho F-35
Bất ngờ lớn khi tiêm kích Su-30SM Nga phải lắp linh kiện nhập khẩu / Dàn vũ khí chống hạm cực mạnh trang bị trên tiêm kích Su-30MK2V Việt Nam
Theo Defense News, để có được khả năng đặc biệt này, sẽ được tích hợp khả năng liên kết và trao đổi thông tin với thiết bị bay không gian X-37B.
"Quá trình tích hợp nói trên đang được thực hiện. Sau khi kết nối, X-37B có thể đóng vai trò như vệ tinh lâm thời kết nối và trao đổi mọi thông tin giữa các máy bay tàng hình F-22 và F-35 với mọi phương tiện tác chiến trong khu vực kiểm soát", Thiếu tướng David Kumashiro thuộc Không quân Mỹ cho biết.
Sự kết hợp trên cho phép các phi công máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có khả năng nhận định không gian toàn cảnh trên chiến trường và khoảng cách tốt hơn trước rất nhiều bằng các ảnh vệ tinh theo mốc thời gian thực.
Chương trình của Không quân Mỹ được một tờ báo khác của nước này là New York Times tiết lộ rằng, thực chất Mỹ đang từng bước biến tiêm kích F-35 thành vũ khí phòng thủ tên lửa hơn là khả năng chiến đấu thông thường.
Những thông tin từ X-37B kết hợp với hệ thống cảm biến trên F-35 cho phép giám sát, theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đào toàn cầu và truyền thông tin đến hệ thống phòng thủ tên lửa truyền thống. Máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ được trang bị thêm tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Việc Mỹ tham vọng biến F-35 thành hệ thống phòng thủ tên lửa bay là một bước đi chiến lược của Lầu Năm Góc. Máy bay F-35 có đủ các cảm biến để theo dõi và hỗ trợ tiêu diệt được tên lửa hành trình của đối phương, đặc biệt là khi chúng được tích hợp tính năng kết nối thông tin với X-37B.
Đó là một tính năng đã được trang bị từ lúc sản xuất dòng máy bay này. Và trong tương lai gần, nó sẽ được trang bị các phương tiện để bắn hạ chính các tên lửa đạn đạo ấy trong giai đoạn tăng tốc.
Như vậy, chiếc F-35 sẽ trở thành những mối đe dọa thực sự với các tên lửa đạn đạo nhằm vào nước Mỹ. Không lực Mỹ đang có trong biên chế 119 chiếc F-35A Lightning II, theo kế hoạch dài hạn họ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.763 máy bay loại này.
Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ đang vận hành 57 chiếc F-35B, đây là phiên bản tiêm kích F-35 có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để triển khai trên tàu đổ bộ tấn công, họ sẽ nhận tất cả 353 chiếc trong dài hạn.
Không quân Hải quân Mỹ mới chỉ sở hữu 26 tiêm kích F-35C, đây là biến thể cất cánh đường băng ngắn để triển khai trên tàu sân bay, trước mắt sẽ có khoảng trên 260 chiếc được chế tạo.
Nếu Mỹ thành công trong việc nâng cấp F-35 trở thành vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo thì hải lục không quân của Mỹ đều sở hữu đến 2.000 chiếc máy bay có khả năng công thủ toàn diện. Với tham vọng này, Mỹ đã hình thành cho mình một tấm khiên che kín nước Mỹ trước các đòn đánh từ nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tiêm kích tàng hình F-35.